Trắc nghiệm Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học 10 có đáp án năm 2021


Trắc nghiệm Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học 10 có đáp án năm 2021

Với bộ bài tập trắc nghiệm Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học 10 có đáp án năm 2021 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa lớp 10.

Trắc nghiệm Đề kiểm tra Học kì 2 Hóa học 10 có đáp án năm 2021

Câu 1: Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây, trường hợp axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng hình thành sản phẩm giống nhau là

A. Fe(OH)2    B. Mg    C. CaCO3    D. Fe3O4

Đáp án: C

Câu 2: Kim loại nào cho nhiều thể tích khí H2 hơn khi cho cùng một khối lượng hai kim loại Zn và Fe tác dụng hết với axit H2SO4?

A. không xác định được    B. Zn    C. bằng nhau    D. Fe

Đáp án: D

Câu 3: Trong các cặp chất sau, cặp chất gồm hai chất phản ứng được với nhau là

A. NaCl và KNO3

B. Cu(NO3)2 và HCl

C. Na2S và HCl

D. BaCl2 và HNO3

Đáp án: C

Câu 4: Cho 1,53 gam hỗn hợp Ba, Mg, Fe và Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là

A. 2,24 gam    B. 2,95 gam    C. 1,85 gam    D. 3,90 gam

Đáp án: B

nH2= 0,02 ⇒ n2Cl-= 0,02

⇒ m = 1,53 + 0,02.71 = 2,95 (gam)

Câu 5: Tính chất hóa học của đơn chất lưu huỳnh là

A. chỉ thể hiện tính khử

B. không thể hiện tính chất nào

C. chỉ thể hiện tính oxi hóa

D. tính khử và tính oxi hóa

Đáp án: D

Câu 6: Nung 43,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp của nóm IIA, thu được 11,2 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là

A. Mg và Ca

B. Sr và Ba

C. Ca và Sr

D. Be và Mg

Đáp án: A

MCO3 → CO2

M + 60 = 43,8/0,5 = 87,6 ⇒ M = 27,6

⇒ Mg (24) và Ca (40)

Câu 7: Chất nào dưới đây mà nguyên tử S vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. H2S     B. Na2SO4     C. SO2     D. H2SO4

Đáp án: C

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng hóa học:

X + HCl → FeCl3 + Y + H2O

Hai chất X, Y lần lượt là

A. Fe3O4, Cl2

B. FeO, FeCl2

C. Fe3O4, FeCl2

D. Fe2O3, FeCl2

Đáp án: C

Câu 9: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. FeSO4 + 2HCl → FeCl2 + H2SO4

B. Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S

C. FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2 + K2SO4

D. HCl + NaOH → NaCl + H2O

Đáp án: A

Câu 10: Cho phản ứng hóa học: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, S trong H2S bị oxi hóa

B. Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa

C. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử

D. Lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa

Đáp án: A

Câu 11: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 7,80    B. 8,75    C. 6,50    D. 9,75

Đáp án: D

Quy đổi hỗn hợp về FeO (x mol), Fe2O3 (y mol).

Ta có: 72x + 160y = 9,12; 127x = 7,62

⇒ x= 0,06; y= 0,03

⇒ m = 2.0,03.162,5 = 9,75 (gam)

Câu 12: Có thể phân biệt ba dung dịch : KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. Zn    B. quỳ tím    C. Al    D. BaCO3

Đáp án: D

Câu 13: Cho dung dịch chứa 1 gam HCl vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì giấy quỳ tím chuyển sang màu gì?

A. màu xanh

B. không xác định được

C. màu đỏ

D. không đổi màu

Đáp án: C

Phân tử khối của HCl nhỏ hơn của NaOH

⇒ phản ứng theo tỉ lệ mol 1 : 1 ⇒ HCl dư ⇒ Quỳ tím chuyển màu sang màu đỏ.

Câu 14: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành bạc sunfua:

Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O

Nhận định nào sau đây đúng?

A. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử

B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa

C. H2S là chất khử, Ag là chất oxi hóa

D. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử

Đáp án: B

Câu 15: Dùng H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào trong các khí sau đây?

A. H2S    B. NH3    C. HI    D. CO2

Đáp án: D

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một kim loại có hóa trị II caand ùng hết 3,36 lít oxi (đktc). Kim loại đó là

A. Zn    B. Cu    C. Fe    D. Mg

Đáp án: D

2M + O2 → 2MO

M = 7,2/0,3 = 24 (Mg)

Câu 17: Trong các chất cho dưới đây, chất được dùng làm thuốc thử để nhận biết ion clorua trong dung dịch là

A. AgNO3     B. Cu(NO3)2     C. Ba(NO3)2     D. Ba(OH)2

Đáp án: A

Câu 18: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?

A. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O

B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

C. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2

Đáp án: C

Câu 19: Sục 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Muối thu được sau phản ứng là

A. Na2SO3

B. NaHSO3

C. Na2SO3 và NaHSO3

D. NaHSO3 và NaOH

Đáp án: C

nNaOH/nSO2 = 0,15/0,1 = 1,5 ⇒ Muối thu được sau phản ứng là Na2SO3 và NaHSO3

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại gồm Mg, Cu và Fe trong dung dịch axit HCl, thu được dung dịch X, chất rắn Y và khí Z. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được kết tủa T. Nung hoàn toàn T trong không khí thu được chất rắn gồm

A. Fe2O3 và CuO

B. MgO và Cu

C. MgO và Fe2O3

D. MgO và FeO

Đáp án: C

Câu 21: S tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng theo phản ứng:

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử trên số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là

A. 1:3    B. 2:1    C. 3:1    D. 1:2

Đáp án: B

Câu 22: Có thể đựng axit H2SO4 đặc, nguội trong bình làm bằng kim loại

A. Cu    B. Fe    C. Mg    D. Zn

Đáp án: B

Câu 23: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng thì sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho m gam sắt này vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí (đktc) sinh ra bằng

A. 2,24 lit    B. 5,04 lít    C. 3,36 lít    D. 10,08 lít

Đáp án: B

nFe = nH2 = 0,15 mol ⇒ VSO2 = 5,04 lít

Câu 24: Cho cân bằng hóa học:

2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k), ΔH = -198,24kJ.

Để tăng hiệu suất của quá trình tạo SO3 thì cần

A. giảm nhiệt độ của phản ứng

B. giảm nồng độ của SO2, thêm xúc tác

C. tăng nhiệt độ của phản ứng

D. giữ phản ứng ở nhiệt độ thường

Đáp án: A

Câu 25: Thổi SO2 vào 500 ml dung dịch Br2 đến khi vừa mất màu hoàn toàn, thu được dung dịch X. Để trung hòa X cần 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Nồng độ dung dịch Br2 ban đầu là

A. 0,02M    B. 0,005M    C. 0, 01M    D. 0,025M

Đáp án: D

nNaOH = 0,05 mol

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

HBr + NaOH → NaBr + H2O

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

nH+ = 4x = 0,05 ⇒ x = 0,0125 ⇒ CM Br2= 0,025 M

Câu 26: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hidrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl dư, sinh ra 0,448 lít khí (đktc). Kim loại M là

A. Li    B. K    C. Rb    D. Na

Đáp án: D

MHCO3 → CO2

M2CO3 → CO2

x + y = 0,02; (M + 61)x + (2M + 60)y = 1,9)

⇒ x + y = 0,02; (M + 1)x + 2My = 1,9 - 0,02.60

x + y = 0,02 ⇒ 0 < x < 0,02 ⇒ 17,5 < M < 34 ⇒ M = 23

Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong dung dịch axit H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là

A. 23,8    B. 50,4    C. 37,2    D. 50,6

Đáp án: D

nH2 = 0,1 mol; nCO2 = 0,3 mol

Muối thu được là Na2SO4. nNa2SO4 = nH2SO4 = 1,2 mol.

mdd sau + mH2 + mCO2 - mdd H2SO4 = mhh = 60,5 gam.

Câu 28: Hòa tan vừa hết 23,3 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và H2SO40,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 78,5    B. 74,8    C. 74,3    D. 75,3

Đáp án: B

Bảo toàn nguyên tố H ta có:

nHCl + 2nH2SO4 = 2nH2 + 2nH2O

⇒ nH2O = (1 + 0,5 – 0,5)/2 = 0,5 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhỗn hợp + maxit = mmuối + mH2 + mH2O

⇒ mmuối = mhỗn hợp + maxit – (mH2 + mH2O)

mmuối = 23,3 + 1.36,5 + 0,25.98 – (0,25.2 + 0,5.18) = 74,8g

Câu 29: Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M chứa HCl, H2SO4 loãng thù được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là

A. 1,75 mol    B. 1,5 mol    C. 1,8 mol    D. 1,0 mol

Đáp án: C

Quy đổi 1 nửa hỗn hợp L thành FeO (x mol); Fe2O3 (y mol)

Phần 1: FeCl2 (x mol); FeCl3 (2y mol)

Ta có: mL = 72x + 160y = 78,4g

mmuối = 127x + 325y = 155,4g

⇒ x = 0,2; y = 0,4

Phần 2: Gọi nHCl = a mol; nH2SO4 = b mol

Bảo toàn nguyên tố O: nH2O = nFeO + 3nFe2O3 = 1,4g

Bảo toàn nguyên tố H: 2nH2O = nHCl + 2nH2SO4

⇒ a + 2b = 2,8 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mL + maxit = mmuối + mH2O

⇒ maxit = 167,9 + 1,4.18 – 78,4 = 114 ,7g

⇒ 36,5a + 98b = 114,7 (2)

Từ (1)(2) ⇒ a = 1,8; b = 0,5

Câu 30: Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm N2CO3 và NaHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch A lần lượt là

A. 0,20M và 0,40M

B. 0,21M và 0,32M

C. 0,18M và 0,26M

D. 0,21M và 0,18M

Đáp án: D

Gọi Na2CO3 (x mol) và NaHCO3 ( y mol)

Nhỏ từ từ HCl vào hỗn hợp xảy ra pư theo thứ tự:

HCl (x) + Na2CO3 (x) → NaHCO3 (x mol) + NaCl

HCl (0,045) + NaHCO3 (0,045) → NaCl + H2O + CO2 (0,045 mol)

nHCl = 0,045 + x = 0,15 ⇒ x = 0,105mol ⇒ CM(Na2CO3) = 0,21M

Dung dịch B có NaHCO3; nNaHCO3 = y + x – 0,045 (mol)

Bảo toàn C: nNaHCO3 = nBaCO3 = 0,15 = y + x – 0,045

⇒ y = 0,09 ⇒ CM(NaHCO3) = 0,18M

Xem thêm bộ bài tập trắc nghiệm Hóa lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: