Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án năm 2021
Trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án năm 2021
Với bộ bài tập trắc nghiệm Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ có đáp án năm 2021 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa lớp 10.
Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O
C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓
Đáp án: C
Câu 2: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. 2NO2 → N2O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Đáp án: D
Câu 3: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Đáp án: A
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O
B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Đáp án: B
Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thay đổi?
A. SO3 + H2O → H2SO4
B. 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
C. CO2 + C → 2CO
D. H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl
Đáp án: D
Câu 6: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trao đổi
Đáp án: C
Câu 7: Tiến hành phản ứng phân hủy 1kg glixerol trinitrat (C3H5O9N3) thu được V lít hỗn hợp khí CO2, N2, O2 và hơi nước. Biết ở điều kiện phản ứng 1 mol khí có thể tích 50 lít. Giá trị của V là
A. 1596,9 B. 1652,0 C. 1872,2 D. 1927,3
Đáp án: A
nC3H5O9N3 = 1/227 mol
C3H5O9N3 (1/227) → 3CO2 (3/227) + 3/2N2 (3/454) + 1/2O2 (1/454) + 5/2H2O (5/454 mol)
V = (3/227 + 3/454 + 1/454 + 5/454 ). 103. 50 = 1652 lít
Câu 8: Phản ứng tạo NaCl từ Na và Cl2 có ΔH = -98,25 kcal/mol. Nếu tiến hành phản ứng giữa 46 gam Na với 71 gam Cl2 trong bình kín bằng thép, đặt chìm trong một bể chứa 10 lít nước ở 25oC thì sau phản ứng hoàn toàn nhiệt độ của nước trong bể là (biết nhiệt dung riêng của nước là 4,186 J/g.K và nhiệt lượng sinh ra truyền hết cho nước)
A. 5,350oC B. 44,650oC C. 34,825oC D. 15,175oC
Đáp án: B
nNa = 46/23 = 2 (mol)
nCl2 = 71/71 = 1 (mol)
mH2O = V.D = 10.1 = 10kg
Nhiệt tỏa ra khi cho 2 mol Na tác dụng với 1 mol Cl2 là:
Q = 98,25. 2 = 196,5 (kcal)
Q = mC(T2 - T1) = 10.1 (T2 - T1) = 196,5 ⇒ T2 - T1 = 19,65
T2 = 19,65 + 25 = 44,65 oC
Câu 9: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử?
A. NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
B. FeCl2 + Zn → ZnCl2 + Fe
C. 2Fe(OH)3 -to→ Fe2O3 + 3H2O
D. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Đáp án: B
Câu 10: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy
A. Fe + Cl2 →
B. Cu + AgNO3 →
C. Fe(OH)2 -to→
C. Zn + H2SO4 →
Đáp án: C
Câu 11: Chất nào sau đây khi bị phân hủy thu được 3 chất?
A. KClO3 C. KMnO4
C. Fe(OH)2 D. CaCO3
Đáp án: C
Câu 12: FeO thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch HNO3
C. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng
D. Khí CO, to
Đáp án: D
Câu 13: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 + 3H2 -to→ 2NH3; ΔH < 0
a/ Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
A. Phản ứng hóa hợp
B. Phản ứng thế
C. Phản ứng oxi hóa – khử
D. A và C
b/ Đại lượng nhiệt phản ứng (ΔH) cho biết:
A. Phản ứng thu nhiệt
B. Phản ứng tỏa nhiệt
C. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ âm
D. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ dương
Đáp án: b/ B
Câu 14: Qúa trình tổng hợp nước: H2 + 1/2 O2 -to→ H2O; ΔH= -285,83KJ. Để tạo ra 9g H2O phản ứng đã thoát ra một nhiệt lượng là:
A. 285,83KJ B. 571,66KJ
C. 142,915KJ D. 2572,47KJ
Đáp án: C
Tạo 1 mol H2O (18g) nhiệt lượng thoát ra: 285,83KJ
⇒ Tạo 9g H2O nhiệt lượng thoát ra: (9/18). 285,83 = 142,915KJ
Câu 15: Cho phản ứng oxi hóa – khử:
2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2
Nhận xét nào sau đây đúng về phản ứng trên:
A. Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì chỉ có 1 chất tham gia phản ứng
B. Là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử
C. Là phản ứng tự oxi hóa
D. Là phản ứng tự khử
Đáp án: B