Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 18 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 18 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 18. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 18: Văn minh Đại Việt - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là

A. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng.

B. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

C. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại.

D. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?

A. Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác.

B. Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.

C. Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất.

D. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.

Câu 3. Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là

A. Phố Hiến.

B. Hội An.

C. Thanh Hà.

D. Thăng Long.

Câu 4. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Dân chủ chủ nô.

D. Dân chủ đại nghị.

Câu 5. Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

A. Lý.

B. Trần.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 6. Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?

A. Dân tộc và dân chủ.

B. Bình đẳng và văn minh.

C. Dân tộc và thân dân.

D. Dân chủ và bình đẳng.

Câu 7. Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào?

A. Ngô - Đinh - Tiền Lê.

B. Lý - Trần.

C. Lê sơ - Lê trung hưng.

D. Tây Sơn - Nguyễn.

Câu 8. Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Công giáo.

Câu 9. Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Lê sơ.

D. Nhà Nguyễn.

Câu 10. Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 11. Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại nào sau đây?

A. Văn học dân gian.

B. Văn học chữ Nôm.

C. Văn học chữ Phạn.

D. Văn học chữ Hán.

Câu 12. Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là

A. Quốc sử quán.

B. Nội mệnh phủ.

C. Hàn lâm viện.

D. Ngự sử đài.

Câu 13. Một trong những nhà toán học tiêu biểu của nước ta thời kì phong kiến là

A. Phan Huy Chú.

B. Ngô Sĩ Liên.

C. Lê Văn Hưu.

D. Lương Thế Vinh.

Câu 14. Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý - Trần là

A. Hoa Lư.

B. Tây Đô.

C. Thăng Long.

D. Phú Xuân.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Thể hiện một nền văn hóa rực rỡ, phong phú, toàn diện và độc đáo.

B. Chứng tỏ văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át văn hóa truyền thống.

C. Khẳng định bản sắc dân tộc của một quốc gia văn hiến, văn minh.

D. Thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa bên ngoài.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV(sách cũ)

Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?

A. Đất nước độc lập, thống nhất

B. Lãnh thổ trải rộng tè Bắc vào Nam

C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất

D. Nhân dân cả nước phấn khởi, ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất

Câu 2. Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) được thực hiện bắt đầu từ triều đại nào?

A. Nhà Lý      B. Nhà Trần

C. Nhà Hồ      D. Nhà Lê sơ

Câu 3. “Hà đê sứ”là chức quan của nhà Trần đặt ra để

A. Quan sát nhân dân đắp đê

B. Trông coi việc sửa chữa, đắp đê

C. Hằng năm báo cáo tình hình lũ lụt, thiên tai cho nhà vua biết

D. Mở kho phát lương thực cho nhân dân khi gặp lũ lụt, thiên tai

Câu 4. “Phép quân điền”– chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý      B. Nhà Tiền Lê

C. Nhà Trần      D. Nhà Lê sơ

Câu 5. Trong các thế kỉ X – XV, triều đại nào có những chính sách cụ thể để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?

A. Đinh – Tiền Lê   B. Lý – Trần

C. Lê sơ      D. Lý, Trần, Lê sơ

Câu 6. Biểu hiện phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV là

A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long

B. Hệ thống chợ làng phát triển

C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ

D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Câu 7. Thế kỉ X – XV, ở miền Bắc đã hình thành các làng nghề thủ công truyền thống như

A. Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Huê Cầu

B. Bát Tràng, Đông Hồ, Chu Đậu

C. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu

D. Thổ Hà, Vạn Phúc

Câu 8. Nghề nào không phải là nghề thủ công cổ truyền của nước Đại Việt?

A. Nghề đúc đồng

B. Nghề rèn sắt

C. Nghề làm đồ gốm, ươm tơ, dệt lụa

D. Nghề khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ

Câu 9. Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được gọi là

A. Đồn điền      B. Quan xưởng

C. Quân xưởng      D. Quốc tử giám

Câu 10. Ý nào không phản ánh chính xác mục đích của việc các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập xưởng thủ công nhà nước (quan xưởng), tập trung các thợ giỏi trong nước?

A. Chuyên lo việc đúc tiền

B. Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội

C. May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc, xây dựng các cung điện, dinh thự

D. Vừa sản xuất, vừa buôn bán

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: