Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 6 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 6 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 6 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 6. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại - Kết nối tri thức

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?

A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.

B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.

C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm.

Câu 2. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại là

A. địa chủ và nông dân.

B. lãnh chúa và nông nô.

C. chủ nô và nô lệ.

D. quý tộc và nô tỳ.

Câu 3. Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. công nghiệp và thương nghiệp.

C. thương nghiệp và nông nghiệp.

D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 4. Nhà nước ở Hy Lạp thời cổ đại được tổ chức theo hình thức nào sau đây?

A. Thành bang.

B. Đế chế.

C. Thành thị.

D. Đế quốc.

Câu 5. Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ hình nêm.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ La-tinh.

Câu 6. Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại?

A. I-li-át và Ô-đi-xê.

B. A-chi-lút và Xô-phô-clơ.

C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

D. Vua Ơ-đíp và Những phụ nữ thành Tơ-roa.

Câu 7. Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?

A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại.

B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau.

D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại.

Câu 8. Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là

A. Phật giáo.

B. Cơ Đốc giáo.

C. Hồi giáo.

D. Hin-đu giáo.

Câu 9. Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?

A. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

B. Giáo hội Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.

C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.

D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.

Câu 10. Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh.

B. I-ta-li-a.

C. Tây Ban Nha.

D. Pháp.

Câu 11. Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

A. Uy-li-am Sếch-xpia.

B. Đan-tê A-li-ghê-ri.

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

Câu 12. Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.

B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

D. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.

Câu 13. Nhà Thiên văn học nào sau đây đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận?

A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.

B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

D. Gioóc-đan-nô Bru-nô.

Câu 14. Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Phran-xít Bê-cơn.

B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

C. Mi-ken-lăng-giơ.

D. Đan-tê A-li-ghê-ri.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?

A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.

B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.

C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.

Trắc nghiệm Bài 6: Văn minh Ai Cập - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Ấn.

B. Sông Hằng.

C. Sông Ti-grơ.

D. Sông Nin.

Câu 2. Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Tây Âu.

B. Tây Nam Á.

C. Đông Bắc châu Phi.

D. Đông Bắc châu Á.

Câu 3. Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là

A. các bộ lạc Su-mét.

B. các bộ lạc Li-bi.

C. các bộ tộc Ha-mít.

D. các bộ tộc A-rập.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Sản xuất công nghiệp.

B. Trồng trọt lương thực.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Buôn bán với bên ngoài.

Câu 5. Nhà nước Ai Cập cổ đại theo thể chế nào sau đây?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Cộng hòa quý tộc.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 6. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là

A. Thiên tử.

B. pha-ra-ông.

C. tăng lữ.

D. quý tộc.

Câu 7.Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?

A. Trị thủy, làm thủy lợi.

B. Thống nhất lãnh thổ.

C. Chống giặc ngoại xâm.

D. Mở rộng buôn bán.

Câu 8. Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

A. chữ Hán.

B. chữ La-tinh.

C. chữ hình nêm.

D. chữ tượng hình.

Câu 9. Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm từ

A. vỏ cây pa-pi-rút.

B. đất sét ướt.

C. mai rùa.

D. vỏ cây tre.

Câu 10. Một tục lệ nổi tiếng trong quá trình chôn cất người chết của người Ai Cập cổ đại là

A. tục ướp xác.

B. tục hỏa táng.

C. tục mộc táng.

D. tục thủy táng.

Câu 11. Người Ai Cập cổ đại tính được số pi (π) bằng bao nhiêu?

A. 3,1617.

B. 3,1516.

C. 3,1416.

D. 3,1716.

Câu 12. Cư dân Ai Cập cổ đại có tín ngưỡng nào sau đây?

A. Sùng bái đạo Nho.

B. Sùng bái tự nhiên.

C. Sùng bái đạo Phật.

D. Sùng bái Ki-tô giáo.

Câu 13. Công trình nào sau đây là thành tựu điêu khắc tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại?

A. Tượng Phật.

B. Tượng La Hán.

C. Tượng Nhân sư.

D. Tượng Quan Âm.

Câu 14. Công trình kiến trúc nổi bật nhất của Ai Cập cổ đại là

A. kim tự tháp.

B. chùa hang.

C. nhà thờ.

D. cung điện.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại?

A. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.

B. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.

C. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.

Lưu trữ:


Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ(sách cũ)

Câu 1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của kinh tế văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là

A. Lãnh thổ như hình “tam giác ngược”, hai phía giáp biển

B. Lãnh thổ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Nam và Bắc

C. Miền Bắc bằng phẳng do sự bồi đắp của hai con sông lớn

D. Ấn Độ như một “tiểu lục địa”bị ngăn cách với lục địa châu Á bởi dãy núi cao nhất thế giới

Câu 2. Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là

A. Sông Ấn

B. Sông Hằng

C. Sông Gôđavari

D. Sông Namada

Câu 3. Con sông đó ngày nay chủ yếu thuộc địa phận của quốc gia nào?

A. Ấn Độ

B. Ápganixtan

C. Pakixtan

D. Bănglađét

Câu 4. Khoảng 1500 năm TCN, miền lãnh thổ của Ấn Độ phát triển hơn cả là

A. Miền Bắc

B. Miền tây Bắc

C. Miền Đông Bắc

D. Miền Nam

Câu 5. Cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề

A. Trồng lúa và chăn nuôi

B. Buôn bán

C. Đánh cá

D. Làm hàng thủ công

Câu 6. Ông vua thuộc vương triều Magađa, nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ

A. Bimbisara (bạn của Phật tổ)

B. Sítđáchính trịa (sau trở thành Phật tổ)

C. Asôca

D. Gúpta

Câu 7. Quan sát lượng đồ, hãy nêu nhận xét khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì trị vì của Asôca.

Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 | Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10

A. Là đất nước rộng lớn, đông dân

B. Phần lớn lãnh thổ được thống nhất, kinh tế phát triển (thành thị cổ), sùng tín đạo Phật (cột Asôca)

C. Đất nước có nhiều sông ngòi

D. Còn tồn tại một số nước nhỏ

Câu 8. Đầu Công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là

A. Vương triều Asôca

B. Vương triều Gúpta

C. Vương triều Hácsa

D. Vương triều Hậu Gúpta

Câu 9. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)

B. Thời kì Gupsta (319 – 606)

C. Thời kì Hácsa (606 – 647)

D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII)

Câu 10. Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ

A. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ

B. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ

C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ

D. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo

Câu 11. Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian về các giai đoạn chính trong lịch sử Ấn Độ thời kì từ các quốc gia đầu tiên đến thế kỉ VII:

1. Thời kì Gúpta;

2. Thời kì Magađa;

3. Thời kì Hácsa

A. 1, 2, 3

B. 2, 1, 3

C. 3, 2, 1

D. 2, 3, 1

Câu 12. Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VI TCN

B. Thế kỉ IV

C. Thế kỉ VI

D. Thế kỉ VII

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: