Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 7 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 7 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 7 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 7. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - Kết nối tri thức

Câu 1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Hà Lan.

D. Mĩ.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nước Anh sớm tiến hành Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.

B. Có nguồn tích lũy vốn và nhân công lớn.

C. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất.

D. Đi đầu trong các cuộc đại phát kiến địa lí.

Câu 3. Ai là người chế tạo thành công máy kéo sợi Gien-ni (1764)?

A. Giêm Oát.

B. Giêm Ha-gri-vơ.

C. Ri-chác Ác-rai

D. Ét-mơn Các-rai.

Câu 4. Người phát minh máy hơi nước (năm 1784) là

A. Giôn Cay.

B. Ét-mơn Các-rai.

C. Giêm Oát.

D. Hen-ri Cót.

Câu 5. Người chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên (năm 1804) là

A. Ri-chác Tơ-re-vi-thích.

B. Hen-ri Cót.

C. Ét-mơn Các-rai.

D. Ri-chác Ác-rai.

Câu 6. Người đầu tiên chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước (năm 1807) là

A. Ét-mơn Các-rai.

B. Ri-chác Ác-rai.

C. Giôn Cay.

D. Rô-bớt Phơn-tơn.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1914)?

A. Nước Anh đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.

B. Các nước tư bản có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

C. Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học đạt được nhiều thành tựu.

D. Các cuộc cách mạng tư sản bắt đầu bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mĩ.

Câu 8. Đến nửa sau thế kỉ XIX, việc phát minh ra phương pháp nào trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới?

A. Phương pháp nung nhiệt độ cao.

B. Phương pháp rèn dũa.

C. Phương pháp sử dụng lò cao.

D. Phương pháp cán kim loại.

Câu 9. Ai là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong (năm 1879)?

A. Mai-cơn Pha-ra-đây.

B. Tô-mát Ê-đi-xơn.

C. Giô-dép Goan.

D. Ni-cô-la Tét-la.

Câu 10. Người có công lớn trong việc đưa xe hơi trở nên phổ biến là

A. Hen-ri Pho.

B. Can Ben.

C. Mác-cô-ni.

D. Gra-ham Beo.

Câu 11. Năm 1903, hai anh em nhà Rai (Mỹ) đã thử nghiệm thành công loại phương tiện nào sau đây?

A. Tàu thủy.

B. Xe lửa.

C. Ô tô.

D. Máy bay.

Câu 12. Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay?

A. Động cơ sức nước.

B. Động cơ đốt trong.

C. Động cơ hơi nước.

D. Động cơ sức gió.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.

B. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.

C. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.

D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.

Câu 14. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã dẫn tới sự hình thành của hai giai cấp nào?

A. Địa chủ và nông dân.

B. Lãnh chúa và nông nô.

C. Tư sản và tiểu tư sản.

D. Tư sản và vô sản.

Câu 15. Một trong những tác động tiêu cực mà các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đem lại là

A. dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. tạo ra lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.

C. dẫn tới sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

D. làm đa dạng đời sống tinh thần của con người.

Trắc nghiệm Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?

A. Hắc Long và Mê Công.

B. Dương Tử và Mê Công.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Hắc Long và Trường Giang.

Câu 2.Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là

A. người Hán.

B. người Mãn.

C. người Thái.

D. người Mông Cổ.

Câu 3. Ngành kinh tế chủ đạo ở Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là

A. nông nghiệp.

B. thương nghiệp.

C. công nghiệp.

D. thủ công nghiệp.

Câu 4. Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?

A. Dân chủ tư sản.

B. Dân chủ chủ nô.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 5. Giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại là

A. địa chủ.

B. thương nhân.

C. nông dân.

D. thợ thủ công.

Câu 6. Một trong những chữ viết cổ của người Trung Quốc là

A. chữ Bra-mi.

B. chữ giáp cốt.

C. chữ Phạn.

D. chữ La-tinh.

Câu 7.Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là

A. sử thi.

B. thơ.

C. kinh kịch.

D. tiểu thuyết.

Câu 8. Cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Đường có tên gọi là

A. Nội các.

B. Sử quán.

C. Hàn lâm viện.

D. Quốc tử giám.

Câu 9. Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là

A. Hoa Đà.

B. Tư Mã Thiên.

C. Tổ Xung Chi.

D. Tư Mã Quang.

Câu 10. Bốn phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Quốc là

A. kĩ thuật vẽ bản đồ, làm la bàn, thuốc súng và giấy.

B. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

C. kĩ thuật làm giấy, làm cánh buồm, thuốc súng và la bàn.

D. kĩ thuật đóng tàu, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.

Câu 11. Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?

A. Lăng Ly Sơn.

B. Vạn Lý Trường Thành.

C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

D. Quảng trường Thiên An Môn.

Câu 12. Bộ thơ ca ra đời sớm nhất ở Trung Quốc là

A. Kinh Thi.

B. Sử ký.

C. Kinh Lễ.

D. Kinh Xuân Thu.

Câu 13. Người sáng lập học phái Nho gia là

A. Mạnh Tử.

B. Tuân Tử.

C. Lão Tử.

D. Khổng Tử.

Câu 14. Tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Trung Quốc?

A. Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Đạo giáo.

D. Hin-đu giáo.

Câu 15.Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Là cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông cổ - trung đại.

B. Là đặc trưng cho toàn bộ văn minh phương Đông thời trung đại.

C. Chứng tỏ sự hòa tan của văn hóa Trung Hoa với văn hóa bên ngoài.

D. Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.

Lưu trữ:


Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 7: Sự phát triển của lịch sử và văn hóa đa dạng của Ấn Độ(sách cũ)

Câu 1. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán vào thế kỉ VII vì nhiều nguyên nhân, ngoại trừ

A. Văn hóa truyền thống Ấn Độ bị mai một trước nahr hưởng của các nhân tố từ bên ngoài

B. Chính quyền trung ương suy yếu

C. Đất nước rộng lớn và bị ngăn cách

D. Mỗi vùng lãnh thổ có những điều kiện và sắc thái riêng

Câu 2. Đến thế kỉ VII, Ấn Độ bị chia rẽ thành

A. Hai nước      B. Ba nước

C. Bốn nước      D. Sáu nước

Câu 3. Sự phân biệt chia rẽ ở Ấn Độ vào thế kỉ VII không chứng tỏ

A. Tình trạng khủng hoảng, suy thoái của Ấn Độ

B. Sự phát triển tự cường của các vùng địa phương

C. Sự phát triển của các vùng xa hơn

D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá, phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và ảnh hưởng ra bên ngoài

Câu 4. Tại sao thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII, mặc dù Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán thành hai miền, sáu nước nhưng lại không phải thời kì khủng hoảng suy thoái?

A. Vua các nước đẩy mạnh chiến tranh chinh phục các nước lân cận, đất nước tiếp tục phát triển

B. Văn hóa Ấn Độ tiếp tục được truyền bá và lan tỏa mạnh ra các nước khác

C. Đây là thời kì phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ

D. Thời kì phát triển tự cường của các địa phương, các vùng xa hơn; văn hóa truyền thống Ấn Độ vẫn được truyền bá, phát triển rộng khắp Ấn Độ và ảnh hưởng ra bên ngoài.

Câu 5. Điểm nổi bật của Ấn Độ từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII là gì?

A. Văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển rộng ra toàn lãnh thổ

B. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được phổ biến tích cực ra bên ngoài

C. Là thời kì văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển rộng khắp đất nước và có ảnh hưởng ra bên ngoài

D. Đất nước bị phân tán nhưng vẫn phát triển cường thịnh

Câu 6. Nước đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là

A. Panđia      B. Pala

C. Magađa      D. Palava

Câu 7. Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là

A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia

B. Người dân Ấn Độ phần lớn đạo Hồi

C. Trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn

D. Địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài

Câu 8. Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi

A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á

B. Người Hồi giáo gốc Trung Á

C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ

D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà

Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ?

A. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật

B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu

C. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội

D. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước

Câu 10. Thuế ngoại đạo ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đêli là loại thuế gì?

A. Thuế dành cho những người theo đạo Phật

B. Thuế dành cho những người theo đạo Hinđu

C. Thuế dành cho những người không phải người Ấn Độ

D. Thuế dành cho những người không theo đạo Hồi

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

❮ Bài trước Bài sau ❯