Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 22 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 22. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 23: Năng lượng. Công cơ học - Kết nối tri thức
Câu 1: Đơn vị của công trong hệ SI là
A.W.
B. kg.
C. J.
D. N.
Đáp án đúng: C
Đơn vị của công trong hệ SI là J
Câu 2: Đáp án nào sau đây là đúng?
A. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ.
B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật.
C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật.
Đáp án đúng: C
A sai vì công là đại lượng vô hướng.
B sai vì trong trường hợp lực vuông góc với phương chuyển động, A = 0.
D sai vì vật chuyển động thẳng đều, hợp lực bằng 0.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực?
A. Công thành danh toại.
B. Ngày công của một công nhân là 200000 đồng.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC.
Đáp án đúng: C
Tác dụng lực, sinh công để làm mòn dần sắt thành cây kim.
Câu 4: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc . Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài s của mặt phẳng nghiêng là
A. = μ.m.g.sinα.
B. = - μm.g.cosα.
C. = μ.m.g.sinα.s.
D. = - μ.m.g.cosα.s.
Đáp án đúng: D
Dựa vào kiến thức đã học ở những bài trước, sử dụng kiến thức về động lực học, phân tích lực, sử dụng định luật 2 Newton.
Ta có:
Suy ra:
Do lực ma sát ngược hướng với chiều chuyển động nên:
A. 300 m.
B. 3000 m.
C. 1500 m.
D. 2500 m.
Đáp án đúng: B
Quãng đường: m
Câu 6: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách một lực 5 N trượt một khoảng dài 0,5 m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương trùng với phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là
A. 2,5 J.
B. – 2,5 J.
C. 0.
D. 5 J.
Đáp án đúng: A
Công của lực đẩy:
Câu 7: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?
A. Điện năng chuyển hóa thành động năng.
B. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
C. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
D. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.
Đáp án đúng: B
Khi đun nước bằng ấm điện, điện năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng để làm sôi nước.
Câu 8: Một vật có khối lượng 100 g trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 4 m, góc nghiêng 600 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng là
A. - 0,02 J.
B. - 2,00 J.
C. - 0,20 J.
D. - 0,25 J.
Đáp án đúng: C
Dựa vào kiến thức đã học ở những bài trước, sử dụng kiến thức về động lực học, phân tích lực, sử dụng định luật 2 Newton.
Ta có:
Suy ra:
Do lực ma sát ngược hướng với chiều chuyển động nên:
Câu 9: Một vật khối lượng 10 kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20 N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2 m trên sàn thì lực thực hiện một công
A. 20 J.
B. 40 J.
C.
D.
Đáp án đúng: C
Câu 10: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8 m/s2. Vật có gia tốc không đổi là 0,5 m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3 s là:
A. 110050 J.
B. 128400 J.
C. 15080 J.
D. 115875 J.
Đáp án đúng: D
Áp dụng định luật II Newton:
Chiếu theo phương chuyển động ta có:
F - P = ma => F = mg + ma = 5000.(9,8 + 0,5) = 51500N
Quãng đường vật đi được sau 3s là:
Công do cần cẩu thực hiện bằng: A = F.s = 51500.2.2,5 = 115875J
Trắc nghiệm Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo - Chân trời sáng tạo
Câu 1: Chọn đáp án đúng.
A. Biến dạng kéo là biến dạng mà kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.
B. Biến dạng nén là biến dạng mà kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.
C. Sự thay đổi về kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ của vật rắn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Đáp án đúng là: D.
A – đúng: biến dạng kéo làm tăng chiều dài của vật
B – đúng: biến dạng nén làm giảm chiều dài của vật
C – đúng: sự biến dạng cơ là sự thay đổi về kích thước, hình dạng của vật do tác dụng của ngoại lực.
Câu 2: Giới hạn đàn hồi của lò xo là
A. giá trị của ngoại lực tác dụng vào lò xo mà khi vượt qua giá trị ấy lò xo bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
B. giới hạn trong đó lò xo còn giữ được tính đàn hồi của nó.
C. giới hạn mà khi vượt qua nó lò xo không còn giữ được tính đàn hồi của lò xo nữa.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Giới hạn đàn hồi của lò xo có thể được hiểu theo các cách khác nhau:
Cách 1: Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào lò xo mà khi vượt qua giá trị ấy lò xo bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
Cách 2: Là giới hạn trong đó lò xo còn giữ được tính đàn hồi của nó.
Cách 3: Là giới hạn mà khi vượt qua nó lò xo không còn giữ được tính đàn hồi của lò xo nữa.
Câu 3: Vật nào dưới đây biến dạng kéo?
A. Trụ cầu.
B. Móng nhà.
C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.
D. Cột nhà.
Đáp án đúng là: C.
C - đúng vì kích thước của dây theo phương của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của dây.
A, B, D là biến dạng nén.
Câu 4: Vật nào dưới đây biến dạng nén?
A. Dây cáp của cầu treo.
B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
C. Chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to.
D. Trụ cầu.
Đáp án đúng là: D.
D - đúng. Vì kích thước của trụ cầu theo phương của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.
A, B – biến dạng kéo
C – biến dạng uốn
Câu 5: Chọn đáp án đúng.
A. Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
B. Khi lò xo bị biến dạng nén: độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.
C. Khi lò xo bị biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ dãn.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
D - đúng, gọi là độ biến dạng của lò xo, là chiều dài tự nhiên của lò xo, l là chiều dài của lò xo khi bị biến dạng, ta có
- Khi lò xo bị nén thì chiều dài lò xo giảm, độ biến dạng âm.
- Khi lò xo bị dãn thì chiều dài lò xo tăng, độ biến dạng dương.
Câu 6: Chọn đáp án đúng.
A. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
B. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng nhiều hơn.
C. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng nhỏ hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
D. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, độ biến dạng không phụ thuộc vào độ cứng của mỗi lò xo.
Đáp án đúng là: A.
A - đúng, khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
Vì theo công thức: , với cùng một lực tác dụng, lò xo nào có độ cứng lớn hơn thì độ biến dạng ít hơn.
Câu 7: Chọn đáp án đúng. Những vật nào sau đây có tính đàn hồi
A. dây cao su, lò xo, xăm xe đạp.
B. dây cao su, cốc thủy tinh, bóng cao su.
C. xăm xe đạp, ghế gỗ, cố thủy tinh.
D. bìa vở, ghế gỗ, cốc thủy tinh.
Đáp án đúng là: A.
A - đúng vì dây cao su, lò xo, xăm xe đạp khi ngừng tác dụng của ngoại lực (trong giới hạn đàn hồi) các vật này có thể tự động lấy lại được hình dạng ban đầu.
Câu 8: Chọn đáp án đúng. Những vật nào sau đây không có tính đàn hồi
A. dây cao su, lò xo, xăm xe đạp.
B. dây cao su, cốc thủy tinh, bóng cao su.
C. xăm xe đạp, ghế gỗ, cố thủy tinh.
D. bìa vở bằng giấy, ghế gỗ, cốc thủy tinh.
Đáp án đúng là: D.
D - đúng vì bìa vở bằng giấy, ghế gỗ, cốc thủy tinh khi ngừng tác dụng của ngoại lực (trong giới hạn đàn hồi) các vật này không thể tự động lấy lại được hình dạng ban đầu.
Câu 9: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.
A. 4 cm.
B. – 4 cm.
C. 44 cm.
D. 30 cm.
Đáp án đúng là: A.
Gọi là độ biến dạng của lò xo, là chiều dài tự nhiên của lò xo, l là chiều dài của lò xo khi bị biến dạng, ta có:
Câu 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 28 cm, khi bị biến dạng nén chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.
A. 4 cm.
B. – 4 cm.
C. 52 cm.
D. 30 cm.
Đáp án đúng là: B.
Gọi là độ biến dạng của lò xo, là chiều dài tự nhiên của lò xo, l là chiều dài của lò xo khi bị biến dạng, ta có
Câu 1:Một vật rắn chịu tác dụng đồng thời hai lực F1→ và F2→ có cùng độ lớn, giá song song nhưng ngược chiều. Câu nào sau đây là đúng cho tình trạng này?
A. Vật không chuyển động tịnh tiến, nhưng thực hiện chuyển động quay.
B. Vật chuyển động tịnh tiến, nhưng không thực hiện chuyển động quay.
C. Vật không chuyển động tịnh tiến cũng không thực hiện chuyển động quay.
Câu 3: Hệ lực nào trong hình 22.3 sau đây là ngẫu lực?
Chọn B.
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
Câu 4: Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, canh a = 20 cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực này có độ lớn 8 N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực có giá trị là
A. 13,8 N.m.
B. 1,38 N.m.
C. 1,38.10-2 N.m.
D. 1,38.10-3N.m.
Chọn B
M = Fd = 8a.sin60°≈ 1,38 N.m.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực không đúng?
A. Momen ngẫu lực phụ thuộc khoảng cách giữa hai giá của hai lực.
B. Có thể xác định hợp lực của ngẫu lực theo quy tắc hợp lực song song ngược chiều.
C. Nếu vật không có trục qua cố định, ngẫu lực làm nó quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Câu 6: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực có độ lớn bằng
A. M = 0,6 N.m.
B. M = 600 N.m.
C. M = 6 N.m.
D. M = 60 N.m.
Chọn C
M = Fd = 6 N.m.
Câu 7: Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít
A. một ngẫu lực
B. hai ngẫu lực
C. cặp lực cân bằng
D. cặp lực trực đối.
Chọn A.
Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít một ngẫu lực.
Câu 8: Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì
A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
B. Vật quay nhanh dần đều.
C. Vật lập tức dừng lại.
D. Vật tiếp tục quay đều.
Chọn D.
Nếu tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì vật vẫn quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi.
Câu 9: Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của một ngẫu lực thì vật sẽ
A. chuyển động tịnh tiến.
B. chuyển động quay.
C. vừa quay, vừa tịnh tiến.
D. nằm cân bằng.
Chọn B.
Trường hợp vật không có trục quay cố định: Ngẫu lực sẽ làm cho vật quay quanh trọng tâm. Nếu có trục quay đi qua trọng tâm thì trục quay này không chịu tác dụng lực.
Câu 10: Một ngẫu lực gồm hai lực và có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là
A. (F1 – F2).d
B. 2Fd
C. Fd.
D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
Chọn C.
Momen cuả ngẫu lực: M = F.d
Câu 11: Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N. Thanh quay đi một góc α = 30°. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (Hình vẽ). Tính momen của ngẫu lực.
A. 0,09 N.m.
B. 0,9 N.m.
C. 0,039 N.m.
D. 0,39 N.m.
Chọn C.
Xem thêm bộ bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: