Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được - Kết nối tri thức

Câu 1: Vật nào sau đây được coi là chất điểm?

A. Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.

B. Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.

C. Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.

D. Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?

A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.

B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.

C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.

D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu 3: ‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?

A. Vật làm mốc.

B. Mốc thời gian.

C. Thước đo và đồng hồ.

D. Chiều dương trên đường đi.

Câu 4: Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố nào sau đây?

A. Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian.

B. Hệ tọa độ, đồng hồ đo.

C. Hệ tọa độ, thước đo.

D. Mốc thời gian và đồng hồ.

Câu 6: Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động

A. bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.

B. luôn luôn bằng nhau trong mọi trường hợp.

C. quãng đường chính là độ lớn của độ dịch chuyển.

D. khi vật chuyển động thẳng.

Câu 7: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?

A. s = 500 m và d = 200 m.

B. s = 700 m và d = 300 m.

C. s = 300 m và d = 200 m.

D. s = 200 m và d = 300 m.

Câu 8: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu?

A. s = 500 m và d = 500 m.

B. s = 200 m và d = 200 m.

C. s = 500 m và d = 200 m.

D. s = 200 m và d = 300 m.

Câu 9: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.

A. s = 13 km, d = 5 km.

B. s = 13 km, d = 13 km.

C. s = 13 km, d = 3 km.

D. s = 13 km, d = 9 km.

Câu 10: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ lớn độ dịch chuyển của người đó.

A. 50 m.

B. 502m.

C. 100 m.

D. không đủ dữ kiện để tính.

Trắc nghiệm Bài 4: Chuyển động thẳng - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố

A. vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.

B. vật làm gốc, đồng hồ đo thời gian.

C. hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.

D. vật làm gốc, hệ trục tọa độ .

Câu 2: Chọn đáp án đúng

A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.

B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.

C. chuyển động thẳng là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng.

D. cả A, B và C đều đúng.

Câu 3: Chọn đáp án đúng

A. tốc độ của vật là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.

B. tốc độ trung bình của vật có công thức νtb=sΔt

C. đơn vị của tốc độ trong hệ SI là m/s

D. cả A, B và C đều đúng.

Câu 4: Chuyển động thẳng đều là

A. chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.

B. chuyển động có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.

C. chuyển động có tốc độ tức thời thay đổi theo thời gian.

D. chuyển động có tốc độ trung bình thay đổi theo thời gian.

Câu 5: Chọn đáp án đúng

A. độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ có gốc tại vị trí ban đầu, hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối, độ lớn bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối.

B. độ dịch chuyển là đại lượng có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không.

C. độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật d=x2x1=Δx

D. tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

A. s = 800 m và d = 200m.

B. s = 200 m và d = 200m.

C. s = 500 m và d = 200m.

D. s = 800 m và d = 300m.

Câu 7: Chọn đáp án đúng

A. Vận tốc trung bình là đại lượng véctơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện được độ dịch chuyển đó.

B. là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.

C. là đại lượng đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.

D. là đại lượng vectơ đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.

Câu 8: Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi nào?

A. luôn luôn bằng nhau.

B. khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều.

C. khi vật chuyển động thẳng.

D. khi vật không đổi chiều chuyển động.

Câu 9: Một vận động viên đã chạy 10000 m trong thời gian là 36 phút 23 giây 44. Tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo đơn vị là m/s.

A. 4,58 m/s.

B. 5 m/s.

C. 4 m/s.

D. 6 m/s.

Câu 10: Chọn câu đúng

A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.

B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.

C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.

D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Ox.

Trắc nghiệm Bài 4: Chuyển động biến đổi - Cánh diều

Câu 1: Chọn câu sai.

Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là

A. lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 4 m/s.

B. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1 s vận tốc của nó bằng 6 m/s.

C. lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 8 m/s.

D. lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2 s vận tốc của nó bằng 12 m/s.

Câu 2: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần, sau 1 phút đạt vận tốc 40 km/h. Gia tốc của đoàn tàu gần giá trị nào sau đây nhất?

A. 0,185 m/s2.

B. 0,285 m/s2.

C. 0,288 m/s2.

D. 0,188 m/s2.

Câu 3: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?

A. 30 s.

B. 40 s.

C. 50 s.

D. 60 s.

Câu 4: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 s tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.

A. 0,5 m/s2.

B. 2 m/s2.

C. 1,5 m/s2.

D. 3 m/s2.

Câu 5: Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?

A. Một cái lá cây.

B. Một sợi chỉ.

C. Một chiếc khăn tay.

D. Một mẩu phấn.

Câu 6: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.

B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.

C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

Câu 7: Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g=10m/s2

A. 1 s.

B. 0,1 s.

C. 2 s.

D. 3 s.

Câu 8: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào

A. vận tốc ném.

B. độ cao từ chỗ ném đến mặt đất.

C. khối lượng của vật.

D. thời điểm ném.

Câu 9: Nếu từ các độ cao khác nhau ném ngang các vật với cùng vận tốc thì vật nào ném ở độ cao lớn hơn sẽ có tầm xa

A. lớn hơn.

B. nhỏ hơn.

C. bằng nhau.

D. còn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.

Câu 10: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g=10m/s2.

A. 9,7 km.

B. 8,6 km.

C. 8,2 km.

D. 8,9 km.




Lưu trữ: trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4: Sự rơi tự do(sách cũ)

Câu 1: Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?

    A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

    B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc

    C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

    D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Chọn 1: B.

- Gia tốc rơi tự do g không phụ thuộc khối lượng của vật, chỉ phụ thuộc vĩ độ địa lí, độ cao và cấu trúc địa chất nơi đo nó nên ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.

Câu 2: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

    A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.

    B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.

    C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

    D. Một chiếc lá đang rơi.

Chọn 2: B.

- Khi không có lực cản của không khí, các vật có hình dạng và khối lượng khác nhau đều rơi như nhau, ta bảo rằng chúng rơi tự do. Do đó sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

- Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở, một chiếc lá đang rơi thì chịu thêm lực cản của không khí, do đó không được coi là rơi tự do.

- Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống chịu tác dụng của trọng lực và lực kéo của dây treo thang máy nên không được coi là rơi tự do.

- Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất thì lực cản của không khí là rất nhỏ so với trọng lực nên có thể coi như vật rơi tự do.

Câu 3: Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 19,6 m với vận tốc ban đầu bang 0 (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2). Thời gian vật đi được 1 m cuối cùng bằng

    A. 0,05 s.

    B. 0,45 s.

    C. 1,95 s.

    D. 2 s.

Chọn 3: A.

Thời gian vật rơi hết quãng đường h = 19,6 m là:

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Thời gian đi được quãng đường đầu tiên h1 = 19,6 – 1 = 18,6 m là:

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Thời gian đi được 1 m cuối cùng là: t2 = t – t1 = 0,05 s.

Câu 4: Trong suốt giây cuối cùng, một vật rơi tự do đi được một đoạn đường bằng nửa độ cao toàn phần h kể từ vị trí ban đầu của vật. Độ cao h đo (lấy g = 9,8 m/s2) bằng

    A. 9,8 m.

    B. 19,6 m.

    C. 29,4 m.

    D. 57,1 m.

Chọn 4: D.

Quãng đường vật rơi được sau thời gian t giây là: h = 0,5g.t2

Quãng đường vật rơi được sau thời gian t - 1 giây là: h1 = 0,5g.(t – 1)2.

Suy ra quãng đường vật rơi được trong 1 giây cuối là:

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Vì h2 = h/2 => h = 2gt – g, với t = Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Giải phương trình ta được h = 57,1 m (loại nghiệm h = 1,68m < 4,9 m, do quãng đường rơi trong 1 giây luôn > 0,5.g = 4,9m).

Câu 5: Hai vật ở độ cao h1 và h2 = 10 m, cùng rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian rơi của vật thứ nhất bằng nửa thời gian rơi của vật thứ hai. Độ cao h1 bằng

    A. 10√2 m.

    B. 40 m.

    C. 20 m.

    D. 2,5 m.

Chọn 5: D.

Ta có: h1 = 0,5g.t12; h2 = 0,5g.t22

Vì t1 = 0,5t2 Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Câu 6: Một viên đá được thả từ một khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 5 m/s, ở độ cao 300 m. Viên đá chạm đất sau khoảng thời gian

    A. 8,35 s.

    B. 7,8 s.

    C. 7,3 s

    D. 1,5 s.

Chọn 6: A.

Chọn trục tọa độ Ox theo phương thẳng đứng, chiều dương hướng lên trên, gốc tại vị trí thả viên đá, gốc thời gian t = 0 là lúc thả đá.

Khí cầu đang bay lên với vận tốc 5m/s nên ban đầu hòn đá có vận tốc v0 = 5m/s

Phương trình chuyển động của hòn đá: Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Với v0 = 5 m/s, a = - g = 9,8 m/s2, x0 = 0 nên x = 5t – 4,9t2 (m)

Khi chạm đất: x = -300 m, ta có: 4,9t2 - 5t – 300 = 0

Giải phương trình lấy nghiệm dương => t = 8,35 s.

Câu 7: Một vật rơi từ độ cao 10 m so với một sàn thang máy đang nâng đều lên với vận tốc 0,5 m/s để hứng vật. Trong khi vật rơi để chạm sàn, sàn đã được nâng lên một đoạn bằng (g = 10 m/s2).

    A. 0,71 m.

    B. 0,48 m.

    C. 0,35 m.

    D. 0,15 m.

Chọn 7: B.

Ban đầu vật có vận tốc v01 = 0; sàn có v02 = 0.

Quãng đường vật rơi được sau thời gian t giây là: h1 = 0,5g.t2 = 5t2 (m)

Khi đó sàn đi lên được một quãng đường là: h2 = 0,5.a.t2 = 0,25t2 (m).

Sàn và vật chuyển động ngược chiều nhau nên khi vật chạm sàn ta có:

h1 + h2 = 10 (m) ⟹ 5.t2 + 0,25t2 = 10 ⟹ t = 1,38 s.

Suy ra sàn đã được nâng lên một đoạn bằng: h2 = 0,48 m.

Câu 8: Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h=80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là

    A. 0,71 m.

    B. 0,48 m.

    C. 0,35 m.

    D. 0,15 m.

Chọn 8: B.

Thời gian vật rơi hết quãng đường S = h = 80 m là: t = Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021 = 4 s

=> Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là:

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Câu 9: Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là

    A. h1 = (1/9)h2.

    B. h1 = (1/3)h2.

    C. h1 = 9h2.

    D. h1 = 3h2.

Chọn 9: C.

Vận tốc của các chất điểm khi chạm đất lần lượt là:

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Câu 10: Một vật rơi tự do tại nơi có g =10 m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m. Thời gian rơi của vật là

    A. 6 s.

    B. 8 s.

    C. 10 s.

    D. 12 s.

Chọn 10: C.

Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu rơi. Vật chạm đất sau thời gian t giây, khi đó quãng đường vật rơi được là: h = 0,5.g.t2 (m)

Quãng đường vật rơi được trong khoảng thời gian t1 = t – 2 (s) là:

h1 = 0,5.g.(t – 2)2 (m).

Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m nên ta có: h – h1 = 180m.

⟹ 0,5.g.t2 - 0,5.g.(t – 2)2 = 180

⟺ 20.t – 20 = 180 ⟺ t = 10 s.

Câu 11: Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là

    A. 0,6 s.

    B. 3,4 s.

    C. 1,6 s.

    D. 5 s.

Chọn 11: B.

Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu rơi. Vật chạm đất sau thời gian t giây, khi đó quãng đường vật rơi được là: h = 0,5.g.t2 (m)

Quãng đường vật rơi được trong khoảng thời gian t1 = t – 1 (s) là:

h1 = 0,5.g.(t – 1)2 (m)

Quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng là:

S = h – h1 = 0,5.g.t2 - 0,5.g.(t – 1)2 = g.t – 0,5.g = 10t – 5 (m)

Vì S = 0,5.h ⟹ 10t – 5 = 0.5.(0,5.g.t2) = 2,5t2.

⟹ 2,5t2 – 10t + 5 = 0.

Giải phương trình bậc hai và lấy nghiệm t > 0 ta được: t = 3,14 s (ta loại nghiệm t = 0,586 s vì t > 1s).

Câu 12: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2 Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s2) thì thời gian rơi sẽ là

    A. 12 s.

    B. 8 s.

    C. 9 s.

    D. 15,5 s.

Chọn 12: A.

Ở Trái Đất, quãng đường rơi của vật sau thời gian t = 5 s là: h1 = 0,5.g.t12 (m).

Ở Mặt Trăng, thời gian rơi hết quãng đường h2 = h1 là t2 (s) và h2 = 0,5.gMT.t22 (m)

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Câu 13: Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì

    A. khoảng cách giữa hai bi tăng lên.

    B. khoảng cách giữa hai bi giảm đi.

    C. khoảng cách giữa hai bi không đổi.

    D. ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi.

Chọn 13: A.

Bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian ∆t = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống thì bi A rơi được một đoạn là: h1 = 0,5.g.∆t2 = g/8

Đây cũng là khoảng cách hai bi lúc này: ∆h1 = g/8.

Từ lúc thả bi A đến khi A chạm đất thì hết thời gian t, độ cao h = 0,5.g.t2

Do vậy khi bi A chạm đất, bi B rơi được 1 đoạn là: h2 = 0,5.g.(t – 0,5)2.

Khoảng cách của bi lúc này là:

∆h2 = h – h2 = 0,5.g.t2 – 0,5.g.(t – 0,5)2 = g.t – g/8.

Vì t > 0,5 nên ∆h2 > 3g/8 ⟹ ∆h2 > ∆h1

Vậy ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì khoảng cách giữa hai bi tăng lên.

Câu 14: Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10 m/s2 thì hướng và độ lớn của vận tốc của vật lúc t = 4 s như thế nào?

    A. 10 m/s và hướng lên.

    B. 30 m/s và hướng lên.

    C. 10 m/s và hướng xuống.

    D. 30 m/s và hướng xuống.

Chọn 14: C.

Chọn chiều dương hướng lên, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.

Ta có: t = 0, v0 = 30m/s. a = - g = - 10 m/s2.

Suy ra vận tốc của vật tại thời điểm t: v = v0 – gt = 30 – 10t

⟹ lúc t = 4s, v = - 10 m/s < 0, chứng tỏ khi đó vật chuyển động ngược chiều dương tức là đang rơi xuống.

Câu 15: Từ một độ cao nào đó với g = 10 m/s2, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc là 5 m/s. Sau 4 giây kể từ lúc ném, vật rơi được một quãng đường

    A. 50 m.

    B. 60 m.

    C. 80 m.

    D. 100 m .

Chọn 15: D.

Chọn chiều dương Oy hướng xuống, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.

Ta có: t = 0, v0 = 5m/s. a = g = 10 m/s2.

⟹ Sau t = 4 giây kể từ lúc ném, vật rơi được một quãng đường:

Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Lưu ý: Vât bị ném xuống nên luôn chuyển động theo một chiều, do vậy quãng đường vật rơi được bằng tọa độ của vật với hệ quy chiều được chọn như trên.

Câu 16: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường

    A. 30 m.

    B. 20 m.

    C. 15 m.

    D. 10 m.

Chọn 16: C.

Quãng đường vật rơi được trong giây đầu tiên là: S1 = 0,5.g.12 = 5 m.

Quãng đường vật rơi được trong 2 giây đầu tiên là: S2 = 0,5.g.22 = 20 m.

Suy ra trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường:

S = S2 – S1 = 20 - 5 = 15 m.

Câu 17: Trong trò chơi tung hứng, một vật được ném thẳng đứng cao, sau 2 giây thì chụp được nó. Cho g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là

    A. 5 m.

    B. 10 m.

    C. 15 m.

    D. 20 m.

Chọn 17: A.

Chọn chiều dương hướng lên, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.

Ta có khi t = 0, v0 > 0 và a = - g = - 10 m/s2.

Suy ra vận tốc của vật tại thời điểm t: v = v0 – gt

Vật lên cao cực đại khi v = 0 ⟹ thời gian vật lên cao cực đại là: t1 = v0/g.

Độ cao vật đạt được từ điểm ném: h1 = v0t1 – 0,5gt12 = 0,5v02/g.

Sau đó vật rơi xuống (chuyển động ngược chiều dương), khi hứng được vật, vật qua vị trí lúc ném và có v = v2 = - v0

Suy ra thời gian vật chuyển động từ lúc ném đến lúc được chụp lại là t2 thỏa mãn:

v2 = v0 – gt2 = -v0 ⟺ t2 = 2v0/g

Theo bài ra ta có: t2 = 2 s ⟹ v0 = 10m/s

Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là: h1 = 0,5v02/g = 5m.

Lưu ý: Sau này khi làm bài về ném vật, các em chỉ cần nhớ: Thời gian vật chuyển động từ lúc ném đến lúc trở về vị trí ngang với vị trí ném (cùng tọa độ theo phương thẳng đúng) bằng 2 lần thời gian lên cao cực đại.

Câu 18: Từ độ cao h = 1 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 4 m/s. Cho g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật khi nó chạm đất là

    A. 0,125 s.

    B. 0,2 s.

    C. 0,5 s.

    D. 0,4 s.

Chọn 18: B.

Chọn chiều dương Oy hướng xuống, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.

Ta có: khi t = 0, v0 = 4m/s và a = g = 10 m/s2.

Phương trình chuyển động của vật: Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Vật chạm đất khi y = h = 1m.

Suy ra 5t2 + 4t = 1 ⟹ t = 0,2s (loại nghiệm âm)

Thời gian rơi của vật khi nó chạm đất là 0,2s.

Câu 19: Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao. Độ cao tối đa mà vật đạt tới là h = 40 m. Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật thứ hai đạt tới sẽ là

    A. 80 m.

    B. 160 m.

    C. 180 m.

    D. 240 m.

Chọn 19: B.

Áp dụng các kết quả câu 17 ta có:

Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là: hmax = 0,5v02/g

Suy ra hmax tỷ lệ với v02

=> Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật hai đạt tới sẽ là:

hmax 2 = hmax 1.22 = 4h = 160 m.

Câu 20: Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s, cho g = 10 m/s2. Ở độ cao nào thì vận tốc của nó giảm đi còn một nửa?

    A. 5 m.

    B. 2,5 m.

    C. 1,25 m.

    D. 3,75 m.

Chọn 20: D.

Chọn chiều dương hướng lên, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.

Ta có: khi t = 0, v0 > 0 và a = - g = - 10 m/s2.

Sau thời gian t từ khi ném vật có vận tốc v và lên được độ cao h.

Nếu vật chưa lên cao cực đại thì quãng đường vật đi được là S = h.

Áp dụng hệ thức độc lập: v2 – v02 = 2.a.S ⇒ Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Khi v = v0/2 thì Trắc nghiệm Sự rơi tự do có đáp án năm 2021

Vậy ở độ cao 3,75 m thì vận tốc của nó giảm đi còn một nửa.

Xem thêm bộ bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

❮ Bài trước Bài sau ❯