Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 17 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 17 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 17 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 17. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 17: Trọng lực và lực căng - Kết nối tri thức

Câu 1: Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây?

A. Phương thẳng đứng.

B. Chiều từ trên xuống dưới.

C. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.

D. Cả A, B, C.

Câu 2: Trọng lực là

A. Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật.

B. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật.

C. Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật.

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Công thức tính trọng lượng?

A. P = m.g.

B. P=m.g.

C. P = m.g

D.P = mg .

Câu 4: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?

A. P = 2 N.

B. P = 200 N.

C. P = 2000 N.

D. P = 20 N.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.

Câu 6: Lực căng dây có đặc điểm nào sau đây?

A. Điểm đặt ở hai đầu dây, chỗ tiếp xúc với vật.

B. Phương trùng với phương sợi dây.

C. Chiều luôn hướng vào giữa sợi dây.

D. Cả A, B và C.

Câu 7: Một vật khối lượng 10 kg được treo thẳng đứng bởi một sợi dây, vật ở trạng thái cân bằng. Tính độ lớn lực căng tác dụng vào vật. Lấy g =10 m/s2 .

A. 100 N.

B. 10 N.

C. 150 N.

D. 200 N.

Câu 8: Một dây treo chỉ chịu được lực căng giới hạn là 10 N, người ta treo một vật khối lượng 2 kg vào một đầu dây. Hỏi dây có bị đứt không? Lấy g =10 m/s2 .

A. dây không bị đứt.

B. dây bị đứt.

C. còn phụ thuộc vào kích thước của vật.

D. không xác định được.

Câu 9: Đơn vị của trọng lực là gì?

A. Niuton (N)

B. Kilogam (Kg)

C. Lít (l)

D. Mét (m)

Câu 10: Đơn vị của lực căng là gì?

A. Niuton (N)

B. Kilogam (Kg)

C. Lít (l)

D. Mét (m)

Trắc nghiệm Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Công thức tính động năng của vật khối lượng m

A. Wd=m.ν22

B. Wd=m.ν2

C. Wd=2.m.ν

D. Wd=2m.ν

Câu 2: Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của vật không đổi khi vật

A. chuyển động thẳng đều.

B. chuyển động với gia tốc không đổi.

C. chuyển động tròn đều.

D. chuyển động cong đều.

Câu 3: Chọn câu sai:

A. Công thức tính động năng: Wd=m.ν22

B. Đơn vị động năng là: kg.m/s2.

C. Đơn vị động năng là đơn vị công.

D. Đơn vị động năng là: W.s.

Câu 4: Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau. Thế năng trọng trường

A. luôn luôn có trị số dương.

B. tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng.

C. tỷ lệ với khối lượng của vật.

D. có thể âm, dương hoặc bằng không.

Câu 5: Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động:

A. chuyển động thẳng đều.

B. chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.

C. chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

D. chuyển động tròn đều.

Câu 6: Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn

A. 20384 N.

B. 20000 N.

C. 10500 N.

D. 20500 N.

Câu 7: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g=10m/s2. Tính thế năng trọng trường của vật tại đáy giếng cách mặt đất 5 m với gốc thế năng tại mặt đất.

A. 500 J.

B. -400 J.

C. 400 J.

D. -500 J.

Đáp án đúng là: D.

Áp dụng công thức tính thế năng trọng trường của vật ta có:

Wt=m.g.h=10.10.5=500J (do mốc tính thế năng ở mặt đất).

Câu 8: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. 4,5 m.

B. 3 m.

C. 2,5 m.

D. 5 m.

Câu 9: Từ độ cao 25 m một vật được ném lên thẳng đứng với độ lớn vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất là? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. 60 m.

B. 45 m.

C. 20 m.

D. 80 m.

Câu 10: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g=10m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị hv gần giá trị nào sau đây nhất?

A. 2,0.

B. 2,5.

C. 3,0.

D. 3,5.




Lưu trữ: trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song(sách cũ)

Câu 1: Ba lực đồng phẳng, đồng quy tác dụng lên một vật rắn nằm cân bằng có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu lực 16 N không tác dụng vào vật nữa, thì hợp lực tác dụng lên nó là

    A. 16 N.

    B. 20 N.

    C. 15 N.

    D. 12 N.

Chọn A.

Vật rắn cân bằng nên các lực tác dụng lên vật triệt tiêu:

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Bỏ lực 16N đi thì vật chịu lực là hợp lực của 2 lực 12N và 20N.

Theo (1), suy ra hợp lực của lực 12 N và 20 N là lực có chiều ngược chiều với chiều lực 16 N và có độ lớn bằng 16 N.

Câu 2: Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó

    A. không đổi.

    B. giảm dần.

    C. tăng dần.

    D. bằng 0.

Chọn D.

Chất điểm ở trạng thái cân bằng khi hợp lực tác dụng lên vật bằng 0. Do đó theo định luật II Niu-tơn, ta suy ra gia tốc a = 0.

Câu 3: Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?

    A. Định luật I Niu-tơn.

    B. Định luật II Niu-tơn.

    C. Định luật III Niu-tơn.

    D. Tất cả đều đúng.

Chọn A.

Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật I Niu-tơn.

Câu 4: Một vật chịu tác dụng của hai lực F1và F2, lực F1nằm ngang hướng sang phải có độ lớn 10 N. Để vật ở trạng thái cân bằng thì lực F2 có đặc điểm là

    A. cùng giá, cùng chiều, có độ lớn 10 N.

    B. nằm ngang, hướng sang trái, có độ lớn 10 N.

    C. nằm ngang, hướng sang phải, có độ lớn 10 N.

    D. cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.

Chọn D.

Để vật ở trạng thái cân bằng thì:

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Do đó lực F2 có đặc điểm là cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.

Câu 5: Một cây cột đồng chất khối lượng m được giữ bởi hai sợi dây L1, L2 như hình 17.1. Phản lực của mặt đất tác dụng lên cột

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

    A. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.

    B. phụ thuộc vào lực căng các sợi dây và có thành phần nằm ngang cũng phụ thuộc vào hệ số ma sát giữa cột và đất.

    C. có một thành phần nằm ngang mà nó không phụ thuộc vào lực căng các sợi dây.

    D. không thể mô tả bằng các câu trên.

Chọn A.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Cây cột chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng được biểu diễn như hình 17.1a. Cột nằm cân bằng nên ta có:

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Do đó phản lực của mặt đất tác dụng lên cột phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.

Câu 6: Chọn phương án đúng

Muốn cho một vật đứng yên thì

    A. hợp lực của các lực đặt vào vật không đổi.

    B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.

    C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.

    D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Chọn D.

Muốn cho một vật đứng yên thì hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.

Câu 7: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

    A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.

    B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.

    C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.

    D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

Chọn D.

Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì :

- Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng qui.

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba:

F1 + F2 = -F3

Câu 8: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

    A. 23 N.

    B. 22,6 N.

    C. 20 N.

    D. 19,6 N.

Chọn B.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Các lực tác dụng lên quả cầu được biểu diễn như hình vẽ:

Điều kiện cân bằng của quả cầu là:

R + T = P' = -P

→ tan α = R/P

→ R = P.tanα = mgtanα = 4.9,8.tan30° = 22,6 N.

Áp dụng định luật III Niu-tơn, lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn là

R’ = R = 22,6 N.

Câu 9: Một thanh dài L, trọng lượng P, được treo nằm ngang vào tường như hình vẽ. Một trọng vật P1 treo ở đầu thanh. Dây treo làm với tường một góc α. Lực căng của dây bằng.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021 Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Chọn D.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Thanh chịu tác dụng của các lực được biểu diễn như hình vẽ.

Quy tắc mômen đối với trục quay qua A:

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Câu 10: Một thanh đồng chất nằm cân bằng ở tư thế nằm ngang bởi hai sợi dây buộc vào hai đầu của nó như hình vẽ. Lực căng dây có độ lớn T1 = T2 = 10 N, góc θ = 37o. Trọng lượng của thanh bằng

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

    A. 10 N.

    B. 20 N.

    C. 12 N.

    D. 16 N.

Chọn C

mg = 2Tsinθ = 12 N.

Câu 11: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc 45°. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả tạ hình cầu có khối lượng 5 kg. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2. Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu ?

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

   A. 25 N

   B. 30 N

   C. 50 N

   D. 25√2 N

Chọn D.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Các lực tác dụng lên quả tạ được biểu diễn như hình.

Điều kiện cân bằng của quả tạ là:

R1 + R2 = P' = -P

Do hai góc nghiêng đều là 45° nên ta có:

R1 = R2 = P.cos45° = 5.10.cos45° = 25√2 N.

Câu 12: Một vật chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng có độ lớn lần lượt là F1, F2, F3 với F1 = 2F2 như hình vẽ. Muốn cho vật được cân bằng thì giữa F1, F2, F3 phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

   A. F3 = (√3/2) F1; F2 = F1/2

   B. F3 = F1/3; F2 = 2 F1

   C. F3 = 3 F1; F2 = 2 F1

   D. F3 = F1/3; F2 = F1/2

Chọn A.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Câu 13: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang như hình. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả tạ hình cầu có khối lượng 8 kg. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/ . Áp lực của quả cầu lên các mặt phẳng đỡ bằng

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

   A. 40N; 40√3 N

   B. 80N; 40√3 N

   C. 40N; 40√2 N

   D. 20N; 20√3 N

Chọn A.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Các lực tác dụng lên quả tạ được biểu diễn như hình

Điều kiện cân bằng của quả tạ là

R1 + R2 = P' = -P

Do 30° + 60° = 90° → = 90°

→ R1 = Pcos30° = 8.10.cos30° = 40√3 N

→ R2 = Pcos60° = 8.10.cos60° = 40 N

Câu 14: Một giá treo được bố trí như hình vẽ: Thanh nhẹ AB tựa vài tường ở A, dây BC không dãn nằm ngang, tại B treo vật có khối lượng m. Biết góc α = 45°, độ lớn của phản lực do tường tác dụng lên thanh là 24N. Tìm khối lượng m và sức căng T của dây. Lấy g = 10m/s2.

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

   A. m = 1,69kg, T = 16,9N

   B. m = 2,29kg, T = 6,9N

   C. m = 1,97kg, T = 16,2N

   D. m = 4,69kg, T = 46,9N

Chọn A.

Các lực tác dụng lên thanh AB (tại B) như hình vẽ.

Điều kiện cân bằng: P + N + T = 0

Từ hệ thức lượng trong tam giác vuông thu được:

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Vì α = 45° nên lực căng dây T = P = mg = 16,9N

Câu 15: Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây tác dụng lên quả cầu (hình vẽ). Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

   A. 40 N

   B. 80 N

   C. 42,2 N

   D. 46,2 N

Chọn D.

Quả cầu chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực P ; phản lực N và lực căng T .

Khi quả cầu nằm cân bằng, không có ma sát, thì phương của dây treo đi qua tâm O của quả cầu.

P + N + T = 0 hay P + N = -T

P + N = T'

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Từ hình vẽ ta có:

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án năm 2021

Vì T = T’ nên lực căng của dây là T’ = 46,2N

Xem thêm bộ bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

❮ Bài trước Bài sau ❯