Có ba con lắc đơn treo cạnh nhau cùng chiều dài, ba vật bằng sắt nhôm và gỗ (có khối lượng riêng của sắt >
Câu hỏi:
Có ba con lắc đơn treo cạnh nhau cùng chiều dài, ba vật bằng sắt, nhôm và gỗ (có khối lượng riêng của sắt > nhôm > gỗ) cùng khối lượng và được phủ mặt ngoài một lớp sơn để lực cản như nhau. Kéo ba vật sao cho ba sợi dây lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì:
A. Con lắc bằng gỗ dừng lại sau cùng.
B. Cả ba con lắc dừng cùng một lúc.
C. Con lắc bằng sắt dừng lại sau cùng.
D. Con lắc bằng nhôm dừng lại sau cùng.
Trả lời:
Chọn C
Năng lượng của con lắc đơn: E =Et max= mghmax= mgl.(1 - cosa0)
m = D.V (D là khối lượng riêng của chất làm việc, V là thể thích của vật)
Trong cả 3 con lắc đều có cùng chiều dài l, cùng biên độ góc α0, cùng thể tích, cùng lực cản nhưng khối lượng riêng của con lắc bằng sắt là lớn nhất, nên cơ năng của nó lớn nhất→ Con lắc bằng sắt dừng lại sau cùng.
Xem thêm bài tập Vật lí 12 có lời giải hay khác:
Câu 1:
Một con lắc lò xo dao động điều hoà với phương trình x = 10cosωt (cm). Tại vị trí có li độ x = 5cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là:
Xem lời giải »
Câu 2:
Một con lắc lò xo dao động điều hoà đi được 40cm trong thời gian một chu kì dao động. Con lắc có động năng gấp ba lần thế năng tại vị trí có li độ bằng:
Xem lời giải »
Câu 3:
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động đều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acos(ωt + φ). Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc có động năng bằng thế năng là 0,1 s. Lấy π2 = 10. Khối lượng vật nhỏ bằng:
Xem lời giải »
Câu 4:
Con lắc lò xo dao động điều hoà trên phương ngang, lực đàn hồi cực đại tác dụng vào vật bằng 2N và gia tốc cực đại của vật là 2m/s2. Khối lượng vật nặng bằng:
Xem lời giải »
Câu 5:
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m dao động với biên độ góc nhỏ có chu kì 2s. Cho π = 3,14. Con lắc dao động tại nơi có gia tốc trọng trường là:
Xem lời giải »
Câu 6:
Một con lắc đơn có độ dài l1 dao động với chu kì T1 = 4s. Một con lắc đơn khác có độ dài l2 dao động tại nơi đó với chu kì T2 = 3s. Chu kì dao động của con lắc đơn có độ dài l1 + l2 là:
Xem lời giải »
Câu 7:
Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l1 và l2, tại cùng một vị trí địa lý chúng có chu kỳ tương ứng là T1 = 3,0s và T2 = 1,8s. Chu kỳ dao động của con lắc có chiều dài bằng l = l1 – l2 sẽ bằng:
Xem lời giải »
Câu 8:
Tại một nơi, chu kì dao động điều hoà của một con lắc đơn là 2,0 s. Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kì dao động điều hoà của nó là 2,2 s. Chiều dài ban đầu của con lắc này là:
Xem lời giải »