X

500 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12

Một con lắc lò xo có tần số riêng omega = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo


Câu hỏi:

Một con lắc lò xo có tần số riêng ω = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo thẳng đứng, vật năng bên dưới. Ngay khi con lắc có vận tốc 42 cm/s thì đầu trên lò xo bị giữ lại. Tính vận tốc cực đại của con lắc.

A. 60cm/s.

B. 58cm/s.

C. 73cm/s.

D. 67cm/s.

Trả lời:

Chọn B

+ Khi hệ rơi tự do, lò xo ở trạng thái không bị biến dạng (trạng thái không trọng lượng). Lúc vật có vận tốc vo = 42cm/s thì đầu trên lò xo bị giữ lại, vật sẽ dao động quanh vị trí cân bằng với tần số góc ω = 25 rad/s. Vị trí cân bằng cách vị trí lò xo bị giữ là Một con lắc lò xo có tần số riêng omega = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo (ảnh 1)

Vận tốc cựcđại của con lắc được xác định theo công thức:

Một con lắc lò xo có tần số riêng omega = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo (ảnh 2)Một con lắc lò xo có tần số riêng omega = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo (ảnh 3)

Một con lắc lò xo có tần số riêng omega = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo (ảnh 4)

Một con lắc lò xo có tần số riêng omega = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo (ảnh 5)

Xem thêm bài tập Vật lí 12 có lời giải hay khác:

Câu 1:

Một chất điểm dao động điều hòa không ma sát. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S, động năng của chất điểm là 1,8J. Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chỉ còn 1,5J và nếu đi thêm một đoạn S nữa thì động năng bây giờ là:

Xem lời giải »


Câu 2:

Một vật dao động điều hòa với phương trình  x=4cos(πt+π3)cm (t tính bằng giây). Số lần vật đi qua vị trí có động năng bằng 8 lần thế năng từ thời điểm t1 = 1/6 s đến thời điểm t2 = 13/3 s là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Lần lượt tác dụng các lực F1 = Focos(12πt) (N); F2 =Focos(14πt) (N); F3 = Focos(16πt) (N); F4= Focos(18πt) (N) vào con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m; khối lượng m = 100g. Lực làm cho con lắc dao động với biên độ nhỏ nhất là:

Xem lời giải »


Câu 4:

Hai chất điểm M1, M2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh gốc O với cùng tần số f, biên độ dao động của M1, M2 tương ứng là 6cm, 8cm và dao động của M2 sớm pha hơn M1 một góc π/2 rad. Khi khoảng cách giữa hai vật là 10cm thì M1 và M2 cách gốc tọa độ lần lượt là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Ba vật A, B, C có khối lượng lần lượt là 400g, 500g và 700g được móc nối tiếp vào một lò xo, B nối với A và C nối với B. Khi bỏ C đi thì hệ dao động với chu kì 3s. Chu kì dao động của hệ khi chưa bỏ C và khi bỏ cả C và B lần lượt là:

Xem lời giải »


Câu 6:

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 1kg và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo giãn 1cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc a = 1m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản, lấy g = 10m/s2. Sau khi rời khỏi giá đỡ, vật m dao động điều hòa với biên độ xấp xỉ bằng:

Xem lời giải »


Câu 7:

Một vật dao động theo phương trình x=20cos(53πt-π6)(cm;s). Kể từ lúc t = 0 đến lúc vật qua li độ -10cm theo chiều âm lần thứ 2013 thì lực phục hồi sinh công âm trong khoảng thời gian:

Xem lời giải »


Câu 8:

Một vật có khối lượng m = 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 40cm lên một đĩa cân (h so với mặt đĩa cân), bên dưới đĩa cân có gắn một lò xo thẳng đứng có độ cứng k = 40N/m. Khi chạm vào đĩa vật gắn chặt vào đĩa (va chạm mềm) và dao động điều hòa. Bỏ qua khối lượng đĩa và mọi ma sát. Năng lượng dao động của vật là:

Xem lời giải »