X

500 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật nặng có khối lượng


Câu hỏi:

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật nặng có khối lượng m = 5/9 kg đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 2cm trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Tại thời điểm m qua vị trí động năng bằng thế năng, một vật nhỏ có khối lượng mo = 0,5m rơi thẳng đứng và dính chặt vào m. Khi qua vị trí cân bằng hệ (m + mo) có tốc độ bằng:

A. 20cm/s.

B. 30√3cm/s.

C. 25cm/s.

D. 5√12cm/s.

Trả lời:

Chọn A

+ Động năng bằng thế năng ở vị trí x = ±A√2/2 = ±√2 cm và v = ωA/√2 = 6π cm.

+ Khi mo rơi và dính vào m, theo định luật bảo toàn động lượng (chú ý là vật m0 rơi thẳng đứng nên động lượng của nó theo phương ngang = 0): (m+mo)v = mv => v = 4π cm/s.

+ Hệ (m + mo) có ω = 2π√3 rad/s và qua VTCB vận tốc của hệ là:

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật nặng có khối lượng (ảnh 1)Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật nặng có khối lượng (ảnh 2)Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật nặng có khối lượng (ảnh 3)

Xem thêm bài tập Vật lí 12 có lời giải hay khác:

Câu 1:

Một chất điểm dao động điều hòa không ma sát. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S, động năng của chất điểm là 1,8J. Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chỉ còn 1,5J và nếu đi thêm một đoạn S nữa thì động năng bây giờ là:

Xem lời giải »


Câu 2:

Một vật dao động điều hòa với phương trình  x=4cos(πt+π3)cm (t tính bằng giây). Số lần vật đi qua vị trí có động năng bằng 8 lần thế năng từ thời điểm t1 = 1/6 s đến thời điểm t2 = 13/3 s là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Lần lượt tác dụng các lực F1 = Focos(12πt) (N); F2 =Focos(14πt) (N); F3 = Focos(16πt) (N); F4= Focos(18πt) (N) vào con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m; khối lượng m = 100g. Lực làm cho con lắc dao động với biên độ nhỏ nhất là:

Xem lời giải »


Câu 4:

Hai chất điểm M1, M2 cùng dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh gốc O với cùng tần số f, biên độ dao động của M1, M2 tương ứng là 6cm, 8cm và dao động của M2 sớm pha hơn M1 một góc π/2 rad. Khi khoảng cách giữa hai vật là 10cm thì M1 và M2 cách gốc tọa độ lần lượt là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang với các thông số như sau: m = 0,1kg; vmax = 1m/s; μ = 0,05. Tính độ lớn vận tốc của vật khi vật đi được 10cm.

Xem lời giải »


Câu 6:

Một con lắc lò xo gồm vật m1 (mỏng phẳng) có khối lượng 2kg và lò xo có độ cứng k = 100N/m đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát với biên độ 5cm. Khi vật m1 đến vị trí biên người ta đặt nhẹ lên nó một vật có khối lượng m2. Cho hệ số ma sát giữa vật m1 và vật m2 là 0,2; lấy g = 10m/s2. Giá trị của m2 để nó không bị trượt trên m1 là:

Xem lời giải »


Câu 7:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2kg và lò xo có độ cứng 20N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá cố định nằm ngang dọc theo trục nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không biến dạng truyền cho vật vận tốc đầu 1m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động là:

Xem lời giải »


Câu 8:

Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m, một đầu cố định, một đầu gắn vật nặng khối lượng m = 0,5kg. Ban đầu kéo vật theo phương thẳng đứng khỏi vị trí cân bằng 5cm rồi buông nhẹ cho dao động. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn bằng 1/100 trọng lực tác dụng lên vật. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kì, lấy g = 10m/s2. Số lần vật qua vị trí cân bằng kể từ khi thả vật tới khi dừng hẳn là:

Xem lời giải »