X

500 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 8

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án năm 2023


kenkenpham

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 1 (có đáp án): Chuyển động cơ học

Câu 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học?

A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.

B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.

D. Chuyển động cơ học là chuyển dời vị trí của vật.

Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

⇒ Đáp án B

Câu 2: Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai?

A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga.

B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu.

C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu.

D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga.

So với hành khách đang ngồi trên tàu thì đoàn tàu đứng yên.

⇒ Đáp án C

Câu 3: Quỹ đạo chuyển động của một vật là

A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.

B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian.

C. đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian.

D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian.

Quỹ đạo chuyển động của một vật là đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.

⇒ Đáp án A

Câu 4: Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này:

A. Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên.

B. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.

C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.

D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên.

Khi ta nói Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây, ta đã xem Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên.

⇒ Đáp án A

Câu 5: Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động

A. thẳng

B. tròn

C. cong

D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng và chuyển động tròn.

Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là một chuyển động tròn.

⇒ Đáp án B

Câu 6: Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa:

A. cũng rơi theo đường thẳng đứng.

B. rơi theo đường chéo về phía trước.

C. rơi theo đường chéo về phía sau.

D. rơi theo đường cong.

Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa rơi theo đường chéo về phía sau.

⇒ Đáp án C

Câu 7: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:

A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau.

B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau.

D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

⇒ Đáp án B

Câu 8: Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?

A. Sự rơi của chiếc lá.

B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.

C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.

D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.

Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước không phải là chuyển động cơ học.

⇒ Đáp án C

Câu 9: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C

A. đứng yên.

B. chạy lùi ra sau.

C. tiến về phía trước.

D. tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau.

Hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu B và C chuyển động cùng chiều về phía trước.

⇒ Đáp án C

Câu 10: Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?

A. Người phụ lái đứng yên

B. Ô tô đứng yên

C. Cột đèn bên đường đứng yên

D. Mặt đường đứng yên

Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì ô tô đứng yên.

⇒ Đáp án B

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

Câu 1: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

A. vôn kế        B. nhiệt kế

C. tốc kế        D. ampe kế

Tốc kế là dụng cụ để xác định tốc độ tức là sự nhanh chậm của chuyển động của một vật

⇒ Đáp án C

Câu 2: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?

A. Cho biết hướng chuyển động của vật.

B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.

C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

Độ lớn của vận tốc cho ta biết vật chuyển động nhanh hay chậm

⇒ Đáp án C

Câu 3: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?

A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn.

B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn.

C. Hai chuyển động bằng nhau.

D. Tất cả đều sai.

VH = 1692 m/s

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

⇒ VH < VD

⇒ Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn

⇒ Đáp án B

Câu 4: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào

A. đơn vị chiều dài

B. đơn vị thời gian

C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.

D. các yếu tố khác.

Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian

⇒ Đáp án C

Câu 5: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là:

A. 145 000 000 km

B. 150 000 000 km

C. 150 649 682 km

D. 149 300 000 km

Trong một năm Trái Đất quay: s = v.t = 365.24.108000 = 946080000 km

Bán kính Trái Đất: Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

⇒ Đáp án C

Câu 6: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s.

A. 5100 m        B. 5000 m

C. 5200 m        D. 5300 m

Bom nổ cách người quan sát: s = v.t = 340.15 = 5100 m

⇒ Đáp án A

Câu 7: Một máy bay bay với vận tốc 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?

A. 1 giờ 20 phút        B. 1 giờ 30 phút

C. 1 giờ 45 phút        D. 2 giờ

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

= 1,75 giờ = 1 giờ 45 phút

⇒ Đáp án C

Câu 8: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

Câu 9: Lúc 8 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5 m/s. Lúc 10 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A về B với vận tốc 36 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

- Gọi t là thời gian của người đi xe đạp kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau.

- Thời gian của người đi xe máy kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau là t -1.

Quãng đường người đi xe đạp đi được:

sĐ = vĐ.t = 5.3,6.t = 18t (1)

Quãng đường người đi xe máy đi được:

sM = vM.t = 36.(t - 1) = 36t – 36 (2)

- Khi gặp nhau thì: sĐ = sM (3)

- Từ (1), (2) và (3) ta có: 18t = 36t – 36 ⇒ t = 2 giờ

Vậy sau 9 + 2 = 11 giờ hai người gặp nhau.

Nơi gặp nhau: sĐ = 18.2 = 36 (km)

Câu 10: Một người đến ga tàu thì bị chậm mất 30 phút sau khi tàu đã rời khỏi nhà ga A. Để được đi tàu, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên tàu ở nhà ga B kế tiếp. Khi đi được 3/4 quãng đường từ A đến B thì taxi đuổi kịp tàu. Hỏi người này phải đợi tàu ở nhà ga B trong bao lâu? Coi taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian.

- Gọi G là địa điểm taxi đuổi kịp tàu

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

- Gọi t là thời gian xe taxi đi từ A đến khi gặp nhau tại G và vì taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian

⇒ thời gian xe taxi và tàu đi từ G đến B là: Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

- Vì chậm mất 30 phút = 1/2 giờ nên thời gian tàu đi từ nhà ga A đến G và từ G đến B lần lượt là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

Vậy thời gian người đó phải đợi tại nhà ga B là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Câu 1: Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay… người ta nói đến

A. vận tốc tức thời.

B. vận tốc trung bình.

C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay … người ta nói đến vận tốc trung bình

⇒ Đáp án B

Câu 2: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc

A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.

B. không đổi trong suốt quãng đường đi.

C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi

⇒ Đáp án D

Câu 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.

B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.

C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh.

D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.

Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều

⇒ Đáp án D

Câu 4: Một người đi quãng đường s1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

D. Cả B và C đều đúng

Vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2 là: Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

⇒ Đáp án B

Câu 5: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều?

A. Cánh quạt quay ổn định.

B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h.

C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.

D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.

Chuyển động của tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước là chuyển động không đều

⇒ Đáp án C

Câu 6: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là:

A. 24 km/h        B. 32 km/h

C. 21,33 km/h        D. 26 km/h

Gọi s là độ dài quãng đường dốc

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

⇒ Đáp án C

Câu 7: Một máy bay chở hành khách bay giữa hai thành phố A và B. Khi xuôi gió thời gian bay là 1h30’, còn khi ngược gió thời gian bay là 1h45’. Biết vận tốc gió luôn không đổi là 10 m/s. Vận tốc của máy bay lúc không có gió là:

A. 468 km/h

B. 648 km/h

C. 684 km/h

D. Các phương án trên đều sai

- Gọi v là vận tốc của máy bay, vg là vận tốc của gió.

t1, t2 lần lượt là thời gian lúc xuôi gió và ngược gió.

t1 = 1h30’ = 5400 s

t2 = 1h45’ = 6300 s

- Do quãng đường của máy bay bay đi lúc xuôi gió và ngược gió là bằng nhau

⇒ t1(v + vg) = t2(v – vg)

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

⇒ 5400(v – 10) = 6300(v + 10)

⇒ 900v = 63000 + 54000 = 117000 ⇒ v = 130 m/s = 468 km/h

⇒ Đáp án A

Câu 8: Một người đua xe đạp, trong nửa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 20 km/h. Tính vận tốc của người đó đi trong nửa đoạn đường còn lại. Biết rằng vận tốc trung bình trong cả đoạn đường là 23 km/h.

- Gọi s1, s2, s3, t1, t2, v1, v2 lần lượt là quãng đường, thời gian và vận tốc của người đó trong nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường sau.

- Ta có:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Câu 9: Người đi xe máy trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 30 km/h. Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 25 km/h. Cuối cùng người ấy đi với vận tốc 15 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.

- Gọi s1, s2, t1, t2, t3, v1, v2, v3 lần lượt là quãng đường, thời gian và vận tốc trên mỗi đoạn đường.

- Ta có:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

- Vận tốc trung bình:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Câu 10: Một chiếc thuyền máy chuyển động đều trên dòng sông. Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là 20 km/h và khi ngược dòng là 15 km/h.

a) Nếu thuyền không nổ máy thì quãng đường mà thuyền trôi theo dòng nước trong thời gian 30 phút là bao nhiêu?

b) Giả sử mặt nước đứng yên, thuyền có nổ máy thì vận tốc của thuyền lúc đó là bao nhiêu?

- Gọi vx, vng, vt và vn là vận tốc của thuyền khi xuôi dòng, khi ngược dòng, khi dòng nước không chảy và của dòng nước.

- Vận tốc của dòng nước chảy là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Vậy quãng đường thuyền trôi được trong 30 phút = 0,5 giờ là:

s = vtrôi.t = vn.t = 2,5.0,5 = 1,25 km

Vận tốc thực của thuyền là:

vx = vt + vn ⇒ vt = vx – vn = 20 – 2,5 = 17,5 km/h