Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời trang 116, 117, 118, 119, 120, 121 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời trang 116, 117, 118, 119, 120, 121 sách Chân trời sáng tạo hay, đầy đủ nhất sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Tự nhiên và xã hội lớp 3.
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 116 Khởi động
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 116 Nhận thức
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 116 Vận dụng
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 117 Nhận thức
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 117, 118, 119 Vận dụng
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 120, 121 Nhận thức
- Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 121 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Chân trời sáng tạo
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 116 Khởi động
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 116 Câu hỏi: Em biết những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?
Em biết những hành tinh: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.Em biết những hành tinh: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 116 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 116 Câu hỏi:
- Quan sát sơ đồ hệ mặt trời và cho biết:
+ Có bao nhiêu hành tinh trong hệ mặt trời?
+ Từ mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
- Chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác
Trả lời:
- Quan sát sơ đồ hệ mặt trời và cho trả lời:
+ Có 8 hành tinh trong hệ mặt trời.
+ Từ mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3.
- Học sinh chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác: trái đất ở vị trí thứ 3 từ Mặt Trời ra xa dần.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 116 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 116 Câu hỏi: Vẽ hoặc làm mô hình hệ Mặt Trời bằng đất nặn.
Trả lời:
Học sinh vẽ hoặc làm mô hình hệ Mặt Trời bằng đất nặn.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 117 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 117 Câu hỏi:
- Chỉ trên hình và nói với bạn về chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
- Trái Đất có những chuyển động nào ? Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
Trả lời:
- Học sinh chỉ trên hình và nói với bạn về chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời:
+ Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều từ tây sang đông. Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.
+ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ tây sang đông.
- Trái Đất có những chuyển động: chuyển động quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.
- Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó ngược chiều kim đồng hồ.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 117, 118, 119 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 117 Câu hỏi: ‘Trái Đất quay”
Chuẩn bị:
Quả địa cầu, tranh vẽ Mặt Trời.
Thực hiện:
- Một học sinh đứng yên và cầm tranh vẽ Mặt Trời.
- Một học sinh cầm quả địa cầu bước đi theo chiều chuyển động cảu Trái Đất quanh Mặt Trời và xoay quả địa cầu theo chiều Trái Đất quay quanh mình nó.
Trả lời:
Học sinh tham gia trò chơi.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 118, 119 Câu hỏi:Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu ngày và đêm trên Trái Đất.
Chuẩn bị:
Một phòng tối, một chiếc đèn phin hoặc đèn bàn, một quả địa cầu.
Thực hiện:
* Bước 1:
- Đặt đèn cố định và chiếu vào quả địa cầu.
- Nếu hình dung chiếc đèn như Mặt Trời, quả địa cầu như Trái Đất thì:
+ Mặt trời có chiếu sáng tất cả bề mặt của Trái Đất vào cùng một thời điểm không? Vì sao?
+ Phần nào của Trái Đất là ban ngày, phần nào là ban đêm?
* Bước 2:
- Tìm vị trí của Việt Nam và Cu-ba trên quả địa cầu.
- Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban ngày hay ban đêm? Vì sao?
- Quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và nhận xét về ban ngày, ban đêm ở Việt Nam và Cu-ba.
Trả lời:
Học sinh thực hiện thí nghiệm.
* Bước 1:
- Nếu hình dung chiếc đèn như Mặt Trời, quả địa cầu như Trái Đất thì:
+ Mặt trời không chiếu sáng tất cả bề mặt của Trái Đất vào cùng một thời điểm không. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.
+ Phần được chiếu sáng của Trái Đất là ban ngày, phần không được chiếu sáng là ban đêm.
* Bước 2:
- Học sinh tìm vị trí của Việt Nam và Cu-ba trên quả địa cầu.
- Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban đêm. Vì Việt Nam và Cu-ba nằm ở hai vị trí cánh nhau nửa vòng Trái Đất. Khi ánh sáng Mặt trời đang chiếu vào Việt Nam thì ở nửa kia của Trái Đất đang không được chiếu sáng nên Cu-ba đang là ban đêm.
- Quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó, ban ngày, ban đêm ở Việt Nam và Cu-ba thay phiên và liên tiếp nhau. Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban đêm và khi Cu-ba là ban đêm thì Việt Nam là ban ngày.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 119 Câu hỏi: Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào?
Trả lời:
Khi Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ dừng lại. Một nửa Trái Đất được chiếu sáng sẽ luôn là ngày còn nửa không được chiếu sáng sẽ luôn là đêm. Sự sống sẽ không thể tiếp tục tồn tại.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 119 Câu hỏi: Theo em, ý kiến của bạn An đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, ý kiến của bạn An là sai. Vì ngoài chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất còn chuyển động quanh mình nó nên ngày và đêm luôn được luân phiên nhau.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 120, 121 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 120 Câu hỏi: Em thường nhìn thấy Mặt Trăng khi nào? Vào những đêm có trăng hình dạng của Mặt Trăng thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Em thường nhìn thấy mặt trăng vào ban đêm.
Vào những đêm có trăng, hình dạng mặt trăng thay đổi theo ngày.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 120 Câu hỏi:
- Nói về chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
Trả lời:
- Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
- Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 121 Câu hỏi:
- Chỉ trên hình vị trí Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và nói về chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- So sánh độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng
Trả lời:
- Học sinh chỉ trên hình vị trí Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và nói về chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và Mặt Trăng quanh Trái Đất: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
- So sánh độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng: Mặt Trời lớn hơn Trái Đất, Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 121 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 28 trang 121 Câu hỏi: “Chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng”.
Trả lời:
Học sinh tham gia trò chơi.