X

Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều

Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 14: Cơ quan vận động - Cánh diều


Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 14: Cơ quan vận động - Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 14: Cơ quan vận động sách Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 2 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Tự nhiên và Xã hội 2.

Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 14: Cơ quan vận động - Cánh diều

Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 82)

Chúng mình cùng nhau múa, hát một bài nhé!

Trả lời:

Em sẽ hát và múa bài “Tập thể dục buổi sáng”

Bài 14: Cơ quan vận động hay nhất

Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 82)

Em đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để múa, hát?

Trả lời:

Em đã sử dụng các bộ phận tay, chân, miệng để múa, hát.

1. Các bộ phận chính của cơ quan vận động

Thực hành, xử lí tình huống (trang 82)

Dùng tay nắn vào một số vị trí trên cơ thể như trong hình, em cảm thấy thế nào?

Trả lời:

Khi dùng tay nắn vào các vị trí như trong hình, em cảm thấy sờ được cái gì đó cứng.

Bộ xương

Quan sát (trang 83)

Chỉ và nói tên một số xương, khớp xương trong các hình dưới đây.

Bài 14: Cơ quan vận động hay nhất

Trả lời:

Hình 1: Tên một số xương là xương đầu, xương vai, xương đòn, xương sườn, xương tay, xương cột sống, xương chậu, xương chân.

Hình 2: Tên một số khớp xương là khớp sống cổ, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng, khớp đầu gối.

Trò chơi (trang 83)

Chỉ vị trí và nói tên một số xương, khớp xương trên cơ thể.

Trả lời:

Học sinh thực hiện trò chơi với bạn cùng bàn của mình chỉ vị trí và nói tên một số xương, khớp xương trên cơ thể người. 

Hệ cơ

Quan sát (trang 84)

Chỉ và nói tên một số cơ trong các hình dưới đây.

Bài 14: Cơ quan vận động hay nhất

Trả lời:

Hình 1: Tên một số cơ là cơ mặt, cơ cổ, cơ vai, cơ ngực, cơ tay, cơ bụng, cơ đùi.

Hình 2: Tên một số cơ là cơ lưng, cơ mông.

Trò chơi (trang 84)

Chỉ và nói tên một số cơ trên cơ thể em.

Trả lời:

Học sinh thực hiện trò chơi với bạn cùng bàn của mình chỉ vị trí và nói tên một số xương, khớp xương trên cơ thể người. 

Những kiến thức chủ yếu của mỗi phần hoặc bài học (trang 84)

Cơ quan vận động bao gồm bộ xương và hệ cơ.

2. Chức năng của cơ quan vận động

Thực hành, x lí tình huống (trang 85)

Câu 1 trang 85 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Hãy thực hiện một  số cử động và nói tên các cơ, xương, khớp thực hiện các cử động đó.

Bài 14: Cơ quan vận động hay nhất

Trả lời:

Khi ta gật đầu, cơ cổ, khớp sống cổ thực hiện cử động đó.

Khi ta giơ tay, cơ vai, cơ tay, xương vai, xương tay, khớp vai, khớp khuỷu tay thực hiện cử động đó.

Khi ta bước đi, cơ mông, cơ đùi, xương chậu, xương chân, khớp háng, khớp đầu gối thực hiện cử động đó.

Câu 2 trang 85 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Em cùng các bạn hoàn thành bảng theo gợi ý.

Bài 14: Cơ quan vận động hay nhất

Trả lời:

Tên cử động

Tên các cơ, xương, khớp thực hiện cử động

Gật đầu

cơ cổ, khớp sống cổ

Giơ tay

cơ vai, cơ tay, xương vai, xương tay, khớp vai, khớp khuỷu tay

Bước đi

cơ mông, cơ đùi, xương chậu, xương chân, khớp háng, khớp đầu gối

Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 85)

Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?

Trả lời:

Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ không thể cử động được.

Thực hành, xử lí tình huống (trang 86)

Hãy làm thử như các bạn trong hình và cho biết khớp nào cử động được về nhiều phía.

Bài 14: Cơ quan vận động hay nhất

Trả lời:

Hình 1: Khớp khuỷu tay cử động được về nhiều phía.

Hình 2: Khớp vai cử động được về nhiều phía.

Hình 3: Khớp đầu gối cử động được về nhiều phía.

Hình 4: Khớp háng cử động được về nhiều phía.

Trò chơi (trang 87)

“Đố bạn”

Câu 1 trang 87 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Thể hiện các cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt.

Bài 14: Cơ quan vận động hay nhất

Trả lời:

Học sinh thực hiện trò chơi thể hiện các cảm xúc khác nhau trên khuân mặt: Vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận. 

Câu 2 trang 87 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Chúng ta có thể biểu lộ được các cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt là nhờ bộ phận nào? 

Trả lời:

Chúng ta có thể biểu lộ được các cảm xúc khác nhau trên khuôn mặt là nhờ bộ xương và hệ cơ.

Những kiến thức chủ yếu của mỗi phần hoặc bài học (trang 87)

Hệ cơ cùng với bộ xương giúp cơ thể vận động được và tạo cho mỗi người một hình dáng riêng.

Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 87): 

Hãy nhớ chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động và phòng tránh gãy xương các bạn nhé!

Xem thêm các bài giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sách Cánh diều hay khác: