Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 4: Vệ sinh nhà ở - Cánh diều
Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 4: Vệ sinh nhà ở - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 4: Vệ sinh nhà ở sách Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 2 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Tự nhiên và Xã hội 2.
Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 18):
Câu tục ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” muốn nói với bạn điều gì?
Trả lời:
Nghĩa của câu tục ngữ là khi chúng ta ở trongnhà sạch thìcảm thấy rấtmátmẻ và ănvới chénbát sạchta sẽ thấyngonmiệng... Như vậy chúng ta sẽ hưởng thụ một bầu không khísạchtrong lành, được ăn uốngngonmiệng đảm bảo vệ sinhthìsẽ đảm bảo sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
1. Sự cần thiết phải giữ sạch nhà ở
Quan sát (trang 18)
Em có nhận xét gì về từng phòng trong nhà ở hình 1 và hình 2.
Trả lời:
Hình 1:
- Tranh a: Phòng khách có nhiều vỏ chai, vỏ bánh. Cốc chén còn bẩn để lộn xộn.
- Tranh b: Phòng ngủ có giấy rác vứt dưới sàn nhà. Chăn, ga, màn không gấp gọn mà để xô lệch.
- Tranh c: Tủ bát đĩa ở phòng bếp để chưa ngăn nắp, cánh tủ còn mở. Trên mặt bàn bếp có vỏ chai bẩn và xoong, nồi, bát, đũa bẩn chưa rửa.
- Tranh d: Phòng tắm có nhiều khăn bẩn vắt ở bồn rửa và bồn vệ sinh. Gương nhà tắm và bồn vệ sinh bị nấm, mốc.
Hình 2:
- Tranh a: Phòng khách có bàn ghế, kệ ti vi, ấm chén được sắp xếp gọn gàng.
- Tranh b: Phòng ngủ sạch sẽ, không có rác. Chăn, ga, màn được gấp gọn gàng.
- Tranh c: Phòng bếp có mặt bàn bếp sạch sẽ. Xoong, nồi, bát, đũa đã được rửa sạch.
- Tranh d: Phòng tắm được lau dọn sạch sẽ nấm, mốc. Khăn lau được giặt sạch và phơi gọn gàng.
Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 19)
Câu 1 trang 19 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Em thích được sống trong nhà như ở hình 1 hay hình 2? Vì sao?
Trả lời
Em thích được sống trong nhà như ở hình 2.
Vì các phòng trong nhà ở hình 2 rất sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Các phòng không có rác, đồ dùng bừa bãi hay nấm, mốc như ở hình 1.
Câu 2 trang 19 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Hãy nhận xét về việc giữ vệ sinh nhà ở của gia đình em.
Trả lời
Nhà em luôn giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. Các phòng luôn được quét dọn hằng ngày và sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
2. Một số việc làm để giữ sạch nhà ở
Quan sát (trang 20)
Câu 1 trang 20 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An đang làm gì?
Trả lời:
Gia đình nhà bạn Hà:
- Hình 1: Hà cùng anh trai đang lau dọn phòng bếp: Hà lau tủ bếp, anh trai Hà lau sàn nhà.
- Hình 2: Mẹ Hà đang lau cửa kính.
- Hình 3: Bố Hà đang lau chùi thiết bị trong nhà bếp (lò nướng/ lò vi sóng).
- Hình 4: Mẹ Hà đang lau dọn bồn rửa tay trong phòng tắm.
Gia đình nhà bạn An:
- Hình 5: Ông và bà của An đang quét dọn phòng khách: Ông phủi bụi, bà quét nhà.
- Hình 6: Mẹ của An đang lau cánh cửa tủ bát.
- Hình 7: Bố của An đang dọn, rửa nhà vệ sinh.
- Hình 8: An đang lau mặt bàn.
Câu 1 trang 6 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Những việc làm đó có tác dụng gì?
Trả lời:
- Những việc làm của các thành viên trong gia đình bạn Hà và An nhằm để giữ sạch nhà ở, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe.
Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 21)
Em và các thành viên trong gia đình đã làm gì để giữ sạch nhà ở?
Trả lời:
Để giữ sạch nhà ở, mọi người trong gia đình em đã làm các công việc sau:
- Ông và bà em đã quét nhà và quét sân.
- Bố em đã cọ sàn và diệt khuẩn phòng tắm, nhà vệ sinh.
- Mẹ em đã lau cửa kính và các thiết bị phòng bếp.
- Em đã lau nhà và sắp xếp lại đồ dùng trong nhà cho gọn gàng.
Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 21):
Nhớ giữ sạch nhà hằng ngày, đặc biệt là nhà bếp và nhà vệ sinh các bạn nhé!
Thực hành, xử lí tình huống (trang 22)
Quét nhà
Trả lời:
Học sinh thực hành quét nhà theo các bước đã chỉ dẫn.
Thực hành, xử lí tình huống (trang 22)
Lau bàn
Trả lời:
Học sinh thực hành lau bàn theo các bước đã chỉ dẫn.
Những kiến thức chủ yếu của mỗi phần hoặc bài học (trang 22)
Nhà ở cần được giữ gìn sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Mỗi thành viên trong gia đình cần góp sức để giữ sạch nhà ở.