Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước


Haylamdo tổng hợp và sưu tầm bài văn mẫu Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước được tuyển chọn hay nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo và từ đó làm bài tập làm văn lớp 6 hay, đủ ý hơn.

Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước

Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước.

Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước – mẫu 1

Văn bản “Điều không tính trước” kể về việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa nhân vật tôi và Nghi. Mỗi người lại có những suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau trước một vấn đề. Tuy nhiên, nếu như đoàn kết, giải quyết theo hướng tích cực thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Em vô cùng ấn tượng với cách giải quyết vấn đề của nhân vật Nghi.

Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Hơn nữa, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý. Em rất ngưỡng mộ nhân vật này.

Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước – mẫu 2

Trong “Điều không tính trước” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Nghi. Đầu tiên, Nghi là cậu bé rất vô tư, rộng lượng và rất nhiệt tình. Khi xảy ra tranh cãi, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn muốn đánh nhau để phục thù. Thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, mang theo một cuốn sách về luật bóng đá. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý, để giúp các bạn hiểu được đúng luật đá bóng. Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Sau khi đưa sách xong, Nghi đã rủ hai bạn cùng đi xem phim với mình. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa sự chân thành và tích cực của mình tới bạn bè, nhờ vậy mà cả ba người bạn trở nên thân thiết. Hình ảnh của Nghi đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và tình cảm tốt đẹp.

Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước – mẫu 3

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước (2 mẫu)

Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước – mẫu 4

Đến với “Điều không tính trước” của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật Nghi đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Trước hết, Nghi có tính cách vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Trận bóng xảy ra tranh chấp, bàn thắng của tôi bị Nghi bắt lỗi việt vị, nếu như Phước và “tôi” không phục, cho rằng bản thân đúng và quyết định phục thù bằng cách đánh nhau. Thì hành động của Nghi lại hoàn toàn trái ngược, cậu đã đến tìm “tôi” và mang theo một cuốn sách về luật bóng đá với mong muốn giúp người bạn của mình hiểu rõ hơn. Không chỉ vậy, Nghi còn là một người bạn tốt bụng, chân thành. Cậu rủ “tôi” và Phước đi em phim, hóa giải được tâm trạng tức giận của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa năng lượng tích cực đến những người bạn của mình. Hình ảnh kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ” đã gợi ra thông điệp ý nghĩa về tình bạn. Nhân vật Nghị đã khiến người đọc cảm thấy thật yêu mến và trân trọng.

Xem thêm các bài văn mẫu Tập làm văn lớp 6 hay khác: