200 bài văn mẫu lớp 6 Cánh diều | Tập làm văn lớp 6 hay nhất
Haylamdo tuyển chọn hơn 200 bài văn mẫu lớp 6 Cánh diều hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn đọc những bài văn mẫu hay, cảm xúc nhất. Hy vọng với những bài mẫu này sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó làm bài tập làm văn lớp 6 hay, đủ ý hơn.
Tổng hợp 200 bài văn mẫu lớp 6 hay nhất
Bài học đường đời đầu tiên
Diễn tả suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng của em
Diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đóng vai cá vàng kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Viết một kết thúc khác cho câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đêm nay Bác không ngủ
Lượm
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về chú bé Lượm trong tác phẩm cùng tên
Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần chiến đấu hy sinh của nhân vật Lượm
Gấu con chân vòng kiềng
Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
Khan hiếm nước ngọt
Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
Bức tranh của em gái tôi
Nêu cảm nhận về nhân vật cô em gái Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi.
Trình bày nghệ thuật đặc sắc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi
Qua văn bản Bức tranh của em gái tôi, hãy miêu tả lại hình ảnh Kiều Phương bằng lời của người anh
Điều không tính trước
Cảm nhận của em về nhân vật Nghi trong tác phẩm Điều không tính trước
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường
Chích bông ơi!
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Pa trong Chích bông ơi
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về yêu thương động vật
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về chủ đề Bảo vệ động vật hoang dã
Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
Cảm nhận của em về bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng
Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng
Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
Viết đoạn văn nêu những nguyên nhân giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng
Nêu suy nghĩ của em về cầu thủ bóng đá mà em yêu thích nhất.
Những phát minh tình cờ và bất ngờ
Đề bài: Viết đoạn văn Diễn tả suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên
Diễn tả suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên – mẫu 1
Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là “hôi như chuột” rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
Diễn tả suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên – mẫu 2
Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.
Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…
Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.
Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.
Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.
Diễn tả suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên – mẫu 3
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi. Nổi bật trong truyện là Dế Mèn được nhà văn Tô Hoài khắc họa vô cùng chân thực và sinh động.
Dế Mèn chỉ vì thói kiêu căng, ngạo mạn của mình đã khiến cho Dế Choắt - người bạn hàng xóm yếu ớt phải chết oan uổng. Mở đầu đoạn trích, nhà văn đã khắc họa đặc điểm ngoại hình của Dế Mèn. Chàng ta hiện lên với một thân hình cường tráng, khỏe mạnh. Với đôi càng mẫm bóng, chiếc cánh ngày xưa chỉ như chiếc áo ghi lê ngắn tủn tới ngang mông thì nay dài như một chiếc áo khoác choàng ngoài. Cái đầu to nổi lên từng tảng trông rất oai vệ. Hàm răng đen nhánh sắc nhọn nhai cỏ cứ “ngoàm ngoạp” như một chiếc máy sản xuất, nên Dế Mèn càng lớn nhanh. Những bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Chốc chốc dế ta lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Dế Mèn kiêu căng nghĩ mình là nhất nê dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Có thể thấy rằng nhà văn Tô Hoài đã vô cùng tinh tế trong việc nhân vật Dế Mèn.
Nhưng một tình huống xảy ra khiến cho Dế Mèn không còn kiêu căng, ngạo mạn nữa. Dế Choắt - người bạn hàng xóm thường vị Dế Mèn giễu cợt vì vẻ ngoài ốm yếu còi cọc, quanh năm mắc bệnh hen suyễn động tí là thở dốc, mệt mỏi. Người Dế Choắt dài lêu nghêu như một người nghiện ma túy, trông thật xấu xí vô cùng. Nếu Dế Choắt luôn tôn trọng, thậm chí coi Dế Mèn là bậc đàn anh. Thì Dế Mèn lại thiếu tình thương sự cảm thông với bạn mình. Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà, để phòng lúc hoạn nạn có chỗ thoát thân. Nhưng Dế Mèn lại lên giọng giễu cợt bạn rồi bỏ về. Một hôm, Dế Choắt và Dế Mèn đứng trước cửa hang của mình nhìn thấy chị Cốc đang tìm tôm tép kiếm ăn. Dế Mèn nổi hứng muốn chọc tức chị Cốc mặc Dế Choắt can ngăn. Cuối cùng, Dế Choắt phải chịu tội thay Dế Mèn, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn kinh hãi nhưng cũng không dám ra cứu. Chờ tới lúc nghe ngóng tiếng bước chân chị Cốc đi xa rồi mới dám mò sang hang Dế Choắt xem tình hình thì thấy Dế Choắt nằm thoi thóp sắp chết rồi. Chỉ lúc này, Dế Mèn mới ân hận, nhận ra được sai lầm của mình.
Với đoạn trích này, nhà văn muốn gửi gắm cho các bạn nhỏ một lời khuyên sâu sắc: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
..................................
..................................
..................................
Đề bài: Viết đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng của em
Miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng của em – mẫu 1
Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống bên cạnh một cánh đồng lúa. Nơi đây là một cánh đồng tuyệt đẹp,thoáng mát, cánh đồng xanh mát đượm hương đồng gió nội của một vùng quê thanh bình yên tĩnh, thẳng cánh cò bay. Mỗi sáng, những chú chim dang đôi cánh cất tiếng hót líu lo chào bình minh, những hạt sương long lanh đọng lại trên cành lá tựa như những viên pha lê trong veo lấp lánh. Cánh đồng lúa mênh mông như biển khơi vô tận, xanh mát hương thơm của những cây lúa đang đương thì con gái. Thỉnh thoảng có làn gió kẽ thổi làm những cây lúa xô lại với nhau tựa như những đợt sóng nhỏ chạy tắp đến tận chân trời. Trưa đến là một quang cảnh yên tĩnh, được phủ lên một màu vàng rực rỡ của nắng, những làn gió thoáng mát bay qua làm cho hang của Dế Mèn và Dế Choắt mát mẻ vô cùng. Chiều tà, những cô cò, chị cốc bay lã trên cánh đồng mang thức ăn chăm cho đàn con nhỏ, những đàn trâu tung tăng gặm cỏ trên bãi đất trống. Khi màn đêm dần dần buông xuống, thấp thoáng bóng dáng của những người nông dân ra về sau một ngày dài làm lụng vất vả, thoang thoảng tiếng sáo, tiếng cười đùa của lũ trẻ nhỏ mục đồng. Dế Choắt thật may mắn vì dù mới chuyển đến nhưng đã tìm cho mình một nơi tuyệt vời để đào hang. Cái hang mà Mèn đào vô cùng thông thoáng nông sâu, cửa trước của sau đều có nên vô cùng mát mẻ. Cạnh nhà Dế Mèn là nhà cậu Dế Choắt. Do nhỏ nhắn yếu ớt nên nhà của Choắt sát mặt đất lại vô cùng nhỏ bé không được thông thoáng như nhà Dế Mèn. Cánh đồng này có thể nói là nơi ở thật tuyệt vời.
Miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng của em – mẫu 2
Nơi sinh sống của Dế Mèn và Dế Choắt ở bên cạnh một cánh đồng lúa. Vào mỗi một mùa, thì cánh đồng lại có một màu khác nhau. Vào mùa lúa chín, cánh đồng như một biển lúa vàng nhấp nhô gợn sóng. Còn khi cánh đồng đang thì con gái, cánh đồng lại có một màu xanh hòa bình êm dịu như những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa. Trước hang cửa của Dế Mèn là một nơi cỏ mọc um tùm có nhiều hang của các loại động vật, hang Dế Choắt nằm bên cạnh hang của Dế Mèn. Gần đấy, có một cái đầm rộng, những lúc mưa là cái đầm như một biển cả rộng mênh mông, còn có rất nhiều cua cá tràn về. Vào mùa khô, nước cạn, diện tích đầm lại thu lại như một cái ao làng. Có khi những người dân nơi đây lại trồng thêm hoa sen, hoa súng.Vào những mùa gặt, cánh đồng nơi đây lại trở nên nhộn nhịp.Những chiếc xe tới tấp chở lúa đi.Sau khi thu hoạch thì chỉ còn lại mỗi gốc rạ. Chúng không cần lo chuyện thức ăn vì chỉ cần ra đầu hang là đã thấy mấy nhánh cỏ tươi để ăn rồi. Chiều chiều, làng dế lại mở tiệc. Cánh đồng lại trở nên yên tĩnh vì thiếu tiếng nói, cười của những người nông dân.
Miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng của em – mẫu 3
Mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng, sẽ có một nơi để ở. Dế Mèn cũng như vậy. Cậu cũng có nơi sinh sống - một cánh đồng bình yên, không ồn ào và náo nhiệt.
Hằng ngày, Dế Mèn luôn được hít thở bầu không khí trong lành mỗi sáng bình mình. Cạnh nhà Dế Mèn và Dế Choắt còn có một cái đầm lớn. Nơi đây có biết bao nhiêu tôm cá nên Cò, Vạc, Cốc luôn đến đây kiếm ăn. Dế Mèn thường dậy sớm nên cậu luôn được thấy những giọt sương mai đọng trên lúa. Quả thật nhìn rất đẹp! Có khi, Dế Mèn và Dế Choắt còn trông thấy vài bác nông dân đi thăm lúa. Vào mùa gạt, lúc chín vàng, những bông lúa trĩu nặng. Những lúc gió thổi, những bông lúa ấy va vào nhau như thì thầm trò chuyện. Cánh đồng này có thể nói là nơi ở tuyệt vời nhất mà Dế Mèn được ở sau tổ ấm gia đình Dế Mèn .
..................................
..................................
..................................
Đề bài: Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt
Diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt – mẫu 1
Tôi thật sự rất hối hận. Người hàng xóm ốm yếu mà tôi vẫn coi thường, dửng dưng nay vì tôi mà phải chết oan, chỉ vì thói hống hách, huênh hoang của tôi. Tôi giận mình lắm. Nếu như tôi nghe lời can ngăn không bày trò trêu chị Cốc, nếu như tôi biết thông cảm giúp đỡ anh Choắt thì có lẽ cơ sự đã không như vậy. Tôi dại quá. Hung hăng, hống hách chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những hành động ngu dại của mình thôi. Tôi sẽ không bao giờ quên bài học này, bài học đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống bạn bè.
Diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt – mẫu 2
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn ở một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Sau khi xong xuôi, tôi đứng lặng yên để nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên tôi rằng: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Quả vậy, tôi đã cậy mình có sức khỏe để bắt nạt những người hàng xóm xung quanh. Đầu tiên, tôi quát mắng mấy chị Cào Cào ở ngoài đầu bờ khiến các chị phải núp xuống dưới nhánh cỏ khi tôi đi qua. Rồi thỉnh thoảng, khi ngứa chân, tôi đã đá anh Gọng Vó khi anh từ vừa dưới đầm lên. Khi đó, tôi cho mình là nhất, mọi người đều sợ hãi tôi. Tôi thậm chí còn bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến chị ta tức giận. Rồi Dế Choắt vì thế mà bị vạ lây. Ngay cả khi Dế Choắt bị ci Cốc mổ, tôi cũng chẳng có dũng khí đứng ra nhận lỗi. Cuối cùng khiến Dế Choắt đã chết. Cái chết đến từ lỗi lầm của tôi. Nghĩ đến đây, tôi ân hận vô cùng. Tôi tự hứa sẽ thay đổi, bỏ đi tính kiêu căng ngạo mạn của mình.
Diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt – mẫu 3
Chôn cất Dế Choắt xong xuôi, tôi đã đứng trước mộ hàng giờ để nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình. Tôi đã cậy mình có sức khỏe để bắt nạt những người hàng xóm xung quanh. Đầu tiên, tôi quát mắng mấy chị Cào Cào ở ngoài đầu bờ khiến các chị phải núp xuống dưới nhánh cỏ khi tôi đi qua. Rồi thỉnh thoảng, khi ngứa chân, tôi đã đá anh Gọng Vó khi anh từ vừa dưới đầm lên. Tôi tưởng mình như thế đã là giỏi lắm. Nhưng đáng trách nhất là việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm. Nhưng rồi tôi còn chẳng đủ dũng khí để đứng ra nhận lỗi lầm của mình. Cuối cùng khiến Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến chết. Tôi cảm thấy mình là một kẻ hèn nhát hết sức. Chỉ vì kiêu căng, ngạo mạn mà hại chết người bạn hàng xóm yếu đuối của mình. Tôi cũng chẳng hề dũng cảm một chút nào. Tôi ân hận vô cùng, nhưng cách duy nhất để chuộc lại lỗi lầm lúc này là cố gắng sống tốt hơn, biết coi trọng và yêu quý những người xung quanh hơn.
..................................
..................................
..................................