Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình
Haylamdo tổng hợp và sưu tầm bài văn mẫu Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình được tuyển chọn hay nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo và từ đó làm bài tập làm văn lớp 6 hay, đủ ý hơn.
- Dàn ý Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình
- Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình (mẫu 1)
- Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình (mẫu 2)
- Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình (mẫu 3)
- Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình (mẫu 4)
- Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình (mẫu 5)
Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình
Dàn ý Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình
1, Mở bài: Ngoại hình có quan trọng hay không?
2, Thân bài:
+ Ý kiến: Ngoại hình không quan trọng.
+ Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người.
+ Bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người"
- Phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy.
- Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ.
- Ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi.
>> Một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý, ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng.
+ Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.
+ Không nên bình phẩm ngoại hình của người khác.
3, Kết bài: Hình thức không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.
Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình – mẫu 1
Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng mà chúng ta nói về chú gấu con hồn nhiên vui vẻ, thường xuyên bị các bạn trong rừng trêu trọc vì đôi chân vòng kiềng của mình. Vậy liệu ngoại hình có quan trọng hay không?
Những lời trêu ghẹo của mọi người về ngoại hình của gấu con đã khiến gấu con vô cùng xấu hổ, chạy về nhà, tủi thân và cậu cho rằng bản thân thật xấu xí. Mẹ gấu đã khuyên ngăn và giảng giải cho cậu hiểu rằng chân vòng kiềng này không phải xấu, nó là đặc điểm riêng. Thậm chí mẹ gấu còn chứng minh cho gấu con biết rằng tuy chân vòng kiềng nhưng gấu ông vẫn là người giỏi nhất vùng. Bản thân tôi thấy ý kiến ngoại hình không quan trọng là một ý kiến đúng.
Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người chúng ta. Bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng mà chúng ta thấy rõ nhất qua câu ca dao được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
"Cái nết đánh chết cái đẹp"
Ở đây phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong, nội tại của gỗ mà ta không thể nhìn bằng mắt thường còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy. Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ. Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi, còn dù tấm gỗ xấu mà giúp ích cho người sử dụng thì đáng được trân trọng.
Vậy từ câu ca dao trên, chúng ta liên hệ với đời sống thì thấy rằng một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý. Ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng. Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.
Cuối cùng, chúng ta không được bình phẩm, đánh giá ngoại hình của một ai đó. Điều đó sẽ biến bản thân chúng ta thành những kẻ xấu và khiến họ cảm thấy tự ti về bản thân. Cái mà chúng ta nên nhìn nhận ở một con người là qua cách họ ứng xử với bản thân và người khác chứ không phải là qua ngoại hình bên ngoài.
Vậy hình thức thực sự không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.
Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình – mẫu 2
Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao
Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.
Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.
Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.
Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình – mẫu 3
Khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của nhà thơ U-xa-chốp, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay “Xấu người đẹp nết”. Cả bài thơ và những câu tục ngữ muốn gửi gắm cho mỗi người bài học về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống.
Với câu chuyện về chú gấu con có đôi chân vòng kiềng, tác giả không nhằm chê bai đôi gấu con. Mà ngược lại, với lời khuyên của gấu mẹ đã giúp cho gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì đôi chân của mình. Có lẽ trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người giống như gấu con, cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Và cũng có rất nhiều người giống như thỏ, như sáo trong bài thơ – chế giễu, chê bai ngoại hình của người khác.
Trước hết, ngoại hình được hiểu là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, vóc dáng, thân hình. Có rất nhiều quan điểm về vấn đề vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Riêng tôi cho rằng yếu tố ngoại hình là quan trọng, nhưng không mang tính quyết định đến cuộc sống của một con người.
Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Khi nhìn thấy một người ăn mặc chỉn chu và sạch sẽ, chắc chắn mọi người đều sẽ có ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đó không phải là tất cả, quan trọng nhất vẫn phải xem đến cách hành động, cách cư xử của người đó. Có những người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý, đẹp đẽ. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng họ lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Cũng giống như chiếc bàn gỗ vậy, lớp sơn bao phủ bên ngoài khiến cho chiếc bàn trở nên sang trọng hơn. Nhưng nếu như bóc hết lớp sơn đó ra, bên trong sẽ chỉ thấy được lớp gỗ mục rũa mà thôi. Hình thức bên ngoài không tồn tại mãi với thời gian, chỉ có một nhân cách tốt đẹp, một tấm lòng cao cả mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người.
Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong…) thì giá trị càng tăng. Nhưng nếu như một người có khiếm khuyết về ngoại hình, thì mọi người không nên đem điều đó ra để chế giễu. Bởi như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, khiến cho họ cảm thấy tự ti cũng như gây thêm lòng thù hận.
Có thể khẳng định rằng, ngoại hình có vai trò quan trọng. Nhưng nó chỉ có thể gây ấn tượng cho người khác trong một thời gian ngắn. Cái chinh phục phải đến từ tâm hồn tốt đẹp bên trong.
Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình – mẫu 4
Xã hội ngày càng phát triển, con người đòi hỏi những thứ tốt đẹp để đáp ứng nhu cầu của bản thân, quan niệm về vẻ đẹp của con người cũng vì thế mà gây nên nhiều ý kiến. Người cho rằng đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên, có người lại cho rằng vẻ đẹp tự nhiên là quan trọng nhất. Tuy nhiên, đẹp hay xấu không phải là vấn đề quá to tát mà việc đem ngoại hình của người khác ra bình phẩm rồi miệt thị mới thực sự là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc hoặc không ít lần bắt gặp thuật ngữ “body shaming” - một thuật ngữ ám chỉ lời nói, hành động miệt thị ngoại hình của người khác. Miệt thị ngoại hình là gì? Là bình phẩm, chê bai các đường nét trên khuôn mặt, các bộ phận trên cơ thể hay chiều cao cân nặng của một ai đó. Đôi khi người ta miệt thị chính người quen của mình hoặc thậm chí là những người họ chỉ vừa lướt qua trên phố. Chỉ cần ngoại hình không thuận theo số đông là nghiễm nhiên trở thành tâm điểm của “body shaming”. Có những người sinh ra với chiếc mũi tẹt, đôi mắt một mí, xương hàm hô hay chân vòng kiềng…; có những người có thân hình quá béo hay quá gầy, quá cao hay quá thấp...cũng vô tình trở thành tâm điểm bàn tán của người khác. Chúng ta phải hiểu rằng thân thể của mỗi người đâu có được tự quyết định, họ sinh ra với hình hài mà ba mẹ họ cho, dù đẹp hay xấu cũng không ai có quyền mang điều đó ra để miệt thị, coi thường. Bởi gu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau, song điều đó không cho phép ta chê bai người khác, có thể ta thấy không đẹp, nhưng với họ lại là một điều tuyệt vời mà tạo hóa ban cho. Có cô người mẫu nọ mang vẻ đẹp với đôi mắt một mí, mảnh khảnh cùng với khả năng trình diễn xuất sắc trở thành người mẫu Việt Nam đầu tiên được một hãng thời trang nổi tiếng thế giới mời tham gia chiến dịch quảng bá toàn cầu, sau khi bức ảnh được đăng tải đã có nhiều ý kiến trái chiều xảy ra. Người ta khen cô này có vẻ đẹp mang đậm nét Á Châu, một vài người lại bình luận chê bai cô này “xấu”, dè bỉu hãng thời trang này “gu mặn” khi chọn cô này. Đối mặt với những bình luận trái chiều ấy, cô người mẫu này vẫn tự tin, cô ấy đã và đang gặt hái được rất nhiều thành công với ngoại hình và khả năng của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng mạnh mẽ và tự tin như cô người mẫu ấy, có không ít người vì bị miệt thị ngoại hình mà trở nên bi quan, tự ti dẫn đến lựa chọn cách giải quyết tiêu cực nhất đó là tự hủy hoại bản thân. Việc đem ngoại hình của người khác ra bình luận và chê bai đem lại hậu quả rất khôn lường, nó không chỉ làm tổn thương tinh thần của người khác mà còn biến những con người dè bỉu kia trở thành những kẻ xấu tính. Đó là một phong cách sống không mấy tốt đẹp. Chúng ta không nên và không có quyền đem ngoại hình của bất cứ ai ra chê bai bởi nếu chúng ta chê bai một ai đó thì cũng sẽ có người khác đem ngoại hình của ta ra mà dè bỉu. Bên cạnh những người miệt thị ngoại hình người khác thì vẫn có phần đông những người tôn trọng và đề cao vẻ đẹp của mỗi cá nhân khác nhau, họ không hề bình phẩm, không hạ thấp ngoại hình của người khác bởi mỗi người đều mang một hình hài khác nhau.
Thật vậy, hình hài ba mẹ ban cho không có lý nào mà ta tự ti với ngoại hình đó và những người khác càng không có quyền đem nó ra để chê bai, miệt thị. Vì một xã hội dân chủ văn minh hãy nói không với “body shaming”, nói không với miệt thị ngoại hình.
Từ câu chuyện của gấu con trong Gấu con chân vòng kiềng, nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình – mẫu 5
“Body shaming” là những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí là giữa những người thân trong nhà. Bạn cần hiểu rõ và đối mặt với mặc cảm ngoại hình để những lời nhận xét thiếu thiện ý không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.Body shaming được dịch đúng nghĩa là “miệt thị ngoại hình”, một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Trong một số trường hợp, người có khuyết điểm ngoại hình cũng tự “body shaming” chính mình.
Có nhiều loại miệt thị cơ thể như miệt thị thân hình, miệt thị làn da, miệt thị màu da… Trường hợp phổ biến có thể kể là sự chế giễu vì cân nặng như bị chê mập, béo phì. Điều này dễ gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn uống và thậm chí tăng cân cho người bị chỉ trích.
Ngoài ra, những người có thể tạng quá gầy, ốm yếu cũng dễ trở thành đối tượng bị mỉa mai ngoại hình. Vóc dáng là nội dung tiêu biểu trong vấn đề chỉ trích ngoại hình. Hiện nay, tình trạng miệt thị ngoại hình qua mạng xã hội rất phổ biến, mọi người vẫn thường nói người khác quá ốm, quá mập, quá cao, quá thấp trên mạngDù những lời nhận xét không hay về ngoại hình của người khác chỉ mang tính đùa giỡn người nhận những lời đó thì sẽ dễ cảm thấy mặc cảm, buồn bã, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Họ phải nhịn ăn, uống thuốc, tìm đủ mọi cách để đạt được cân nặng, ngoại hình hoàn hảo hơn.
Nhìn chung, có rất nhiều người đã không thể nào gạt bỏ tâm trạng tự ti sau khi bị chỉ trích ngoại hình. Họ có thể từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang nhút nhát, tránh né người khác.
Đặc biệt, các em ở lứa tuổi dậy thì sẽ rất dễ để tâm quá mức vào vấn đề body shaming. Thậm chí đã có người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực từ việc bị chê bai ngoại hình.Người bị mặc cảm ngoại hình dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không lành mạnh. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó họ có thể dần chuyển sang nhịn ăn, kiêng khem quá đà hoặc dùng đến các loại thuốc gây hại sức khỏe.Ban đầu, nạn nhân của “body shaming” chỉ cảm thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích ngoại hình tăng dần thì họ có thể bị ám ảnh đến mức “chỉ muốn chết đi”. Thực tế, những gì mà người khác nói về ngoại hình của bạn cũng chính là những gì mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được như “béo quá” hay “gầy thế”.Nếu bạn biết được rằng mỗi người đều có quan điểm riêng về cái đẹp thì có lẽ bạn sẽ thấy vui vẻ, tự tin hơn. Chuẩn mực về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian. Ví dụ như ngày xưa da trắng, môi trái tim sẽ được coi là đẹp thì ngày nay có thể da nâu, môi dày mới được xem là hợp mốt. Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ hết ngoài tai những lời nhận xét ngoại hình tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn học cách yêu thương chính mình thì bạn sẽ dễ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Dù bạn là người dễ tăng cân hay khó trở nên đầy đặn, điều đó cũng không sao cả, miễn là bạn đã cố gắng để hoàn thiện chính mình.
Đôi khi, những người nhận xét không hay về ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với người thân hay bạn bè thì bạn nên nói rõ cảm giác của bạn. Có thể là họ không biết được những lời đùa giỡn đó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hại về ngoại hình.
Miệt thị ngoại hình ngày càng phổ biến và có thể vô ý gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn tâm lý cho những người có tính cách nhạy cảm và tự ti. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận về ngoại hình người khác. Ngoài ra, chính bạn hãy thật mạnh mẽ đối mặt với mặc cảm ngoại hình, đừng để “body shaming” khiến bạn tổn thương nhé.