Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Haylamdo tổng hợp và sưu tầm bài văn mẫu Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người được tuyển chọn hay nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo và từ đó làm bài tập làm văn lớp 6 hay, đủ ý hơn.
- Suy nghĩ về thông điệp được rút ra (mẫu 1)
- Suy nghĩ về thông điệp được rút ra (mẫu 2)
- Suy nghĩ về thông điệp được rút ra (mẫu 3)
- Suy nghĩ về thông điệp được rút ra (mẫu 4)
- Suy nghĩ về thông điệp được rút ra (mẫu 5)
- Suy nghĩ về thông điệp được rút ra (mẫu 6)
- Suy nghĩ về thông điệp được rút ra (mẫu 7)
- Suy nghĩ về thông điệp được rút ra (mẫu 8)
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người – mẫu 1
Truyện cổ tích loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc loài người. Khổ thơ đầu đã cho ta thấy bức tranh về cuộc sống trên trái đất khi con người còn là “con một”. Trái đất còn hoang sơ “trần trụi”, chưa xanh tươi, “không dáng cây”. Sang các khổ thơ tiếp theo, đời sống con người ngày càng tiến bộ, văn minh. Mặt trời chiếu ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Trẻ em cần sự chăm sóc và yêu thương của mẹ. Vì vậy, người mẹ xuất hiện trong cuộc sống:
“Vì thế mà em sinh ra Để ẵm bồng và chăm sóc em, Mẹ mang về tiếng hát Từ bông hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ một đốm chưa khô Từ cội nguồn của mưa Từ một bãi cát trống…”
Khi trí tuệ của trẻ ngày càng phát triển. Vì vậy, rất cần đến sự dạy dỗ của người cha. Nhờ “cha bảo”, “cha dạy” mà con cái “biết tuốt”, “biết tư duy”. Nhà thơ tiếp tục lý giải sự ra đời của ngôn ngữ thì có chữ viết, có học vấn. Người dân có học, đời sống người dân ngày càng văn minh: biết mở trường dạy con, biết đào tạo, biết “sinh thầy” để dạy con: Lớp học, trường học, bàn ghế, bảng con, viên phấn, nét chữ. , thầy… là những biểu tượng cho thấy sự thay đổi kỳ diệu trong cuộc sống con người trên trái đất ngày càng văn minh hơn. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người sống trong ánh sáng của khoa học, giáo dục, văn minh: Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương trẻ thơ của tác giả thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ”. Câu chuyện tình người rất đỗi yêu thương và ấm áp.
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người – mẫu 2
Truyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các thời kỳ. Qua đó tác giả cũng muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy quan tâm và yêu thương trẻ nhỏ để tất cả các bé đều có một môi trường phát triển tốt. Đó là tình cảm gia đình quý giá và thiêng liêng:
Đó là lý do tại sao tôi được sinh ra
Để nắm giữ và chăm sóc
Đó là khi cuộc sống này ngày càng phát triển đi lên thì mới có tiếng nói, có chữ viết, có học vấn. Và sau đó mọi người được giáo dục và gần gũi hơn với nền văn minh. Đó là biết mở trường dạy trẻ học, rèn luyện và dạy trẻ. Lúc này thế giới thay đổi nhiều hơn khi có lớp học, có bàn, có trường, có ghế…. Họ là biểu tượng của sự đổi đời kỳ diệu này. Trong đó sự phát triển đã làm cho con người văn minh hơn:
Chữ cái bắt đầu có trước
Rồi có ghế, có bàn
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người – mẫu 3
Mỗi tác phẩm khi đước tác giả viết ra không chỉ mang ý nghĩa trên những câu chữ đơn thuần, mà nó còn mang trong mình những ý nghĩa những điều muốn gửi gắm một cách sâu sắc nhất. Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng vậy, bài thơ không chỉ để kể lại câu chuyện lịch sử về sự hình thành loài người, mà bà còn muốn nhắn nhủ một thông điệp rằng hãy yêu thương trẻ em, chăm sóc những tâm hồn bé nhỏ ấy, để chúng được phát triển trong môi trường tốt nhất. Đối với Xuân Quỳnh, nguồn gốc của trái đất thì trẻ em là người xuất hiện đầu tiên, và những thứ phía sau chỉ là để bảo vệ, công cụ để giúp trẻ em ngày càng phát triển. Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên, khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế…. Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Và chính tình mẫu tử, tình cảm gia đình quý báu thiêng liêng là thứ giúp trẻ em phát triển hoàn thiện nhất. Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Như câu nói “Trẻ em như búp trên cành”, là tương lai là niềm hy vọng cho gia đình, cho đất nước, cho xã hội văn minh phát triển. Có thể nói, bài thơ là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay qua lăng kính của một trái tim yêu thương. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Đó cũng chính là lý do bài thơ này được nhiều thế hệ yêu thích. Bên cạnh đó một thông điệp sâu sắc được chuyển tải thông qua bài thơ này chính là hãy chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất!
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người – mẫu 4
"Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã đem lại cho chúng ta những thông điệp sâu sắc. Bài thơ lý giải nguồn gốc loài người qua lăng kính của tình yêu thương. Trẻ em được sinh ra đầu tiên khi trái đất vẫn còn hoang sơ, khi đó chưa có mặt trời, cây cỏ và những sinh vật sống khác. Trẻ em có đôi mắt sáng nhưng chưa nhìn thấy vạn vật vì thế mặt trời xuất hiện, sau mặt trời là màu xanh, tiếng chim, sông, biển,... ra đời để trẻ em cảm nhận được thế giới. Trẻ em được chăm sóc, yêu thương trong gia đình đầm ấm, hạnh phúc, có mẹ, có bà, có bố. Lời ru của mẹ giúp con nhận biết thế giới "Từ cái bống cái bang/ Từ cái hoa rất thơm/ Từ cánh cò rất trắng/ Từ vị gừng rất đắng/ Từ vết lấm chưa khô/ Từ đầu nguồn cơn mưa/ Từ bãi sông cát vắng...". Những câu chuyện của bà dạy con về bài học đạo đức "Chuyện con cóc, nàng tiên/ Chuyện cô Tấm ở hiền/ Thằng Lý Thông ở ác". Bố chỉ bảo con khám phá thế giới "Muốn cho trẻ hiểu biết/ Thế là bố sinh ra/ Bố bảo cho biết ngoan/ Bố dạy cho biết nghĩ...". Không chỉ vậy, để trẻ con được phát triển, chữ viết và người thầy cũng được sinh ra "Chữ bắt đầu có trước/ Rồi có ghế có bàn/ Rồi có lớp có trường/ Và sinh ra thầy giáo". Bằng thể thơ năm chữ, ngôn từ tinh tế, các hình ảnh sinh động, nhà thơ đã gửi đến cho ta thông điệp hãy yêu thương và chăm sóc trẻ em. Để trẻ em có thể được sinh ra và lớn lên hạnh phúc, mỗi gia đình và toàn xã hội cần tạo điều kiện, dành sự quan tâm và sự yêu thương tới trẻ.
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người – mẫu 5
Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của Xuân Quỳnh đem đến cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Bài thơ lí giải về sự ra đời của loài người một cách sinh động, trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Mọi sự vật khác ra đời đều phục vụ cho trẻ khám phá thế giới. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp hãy yêu thương và chăm sóc trẻ em để các em có thể sống và phát triển trong môi trường hạnh phúc. Trước tiên là trong gia đình. Tình cảm gia đình gắn bó, gần gũi sẽ giúp trẻ có một môi trường sống tốt. Trẻ cần được lên lên trong lời ru, trong vòng tay bế bồng của mẹ "Cho nên mẹ sinh ra/ Để bế bồng chăm sóc/ Mẹ mang về tiếng hát...". Trẻ có thêm hiểu biết về đạo đức qua câu chuyện của bà. Các em khám phá thế giới qua lời chỉ dạy của bố "Rộng lắm là mặt bể/ Dài là con đường đi/ Núi thì xanh và xa/ Hình tròn là trái đất". Để trẻ có thế phát triển, tiến gần hơn tới các nền văn minh thì ngôn ngữ, trường học, thầy giáo xuất hiện. Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ sinh động, nhà thơ đã làm nổi bật tầm quan trọng của gia đình và giáo dục đối với trẻ em. Qua đó, nhà thơ đã gửi gắm sự tình cảm yêu thương sâu sắc của mình với các em nhỏ.
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người – mẫu 6
Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã đem đến cho chúng ta những bài học sâu sắc. Bài thơ lý giải nguồn gốc ra đời của loài người, trẻ em được sinh ra trước tiên và vạn vật đều sinh ra để phục vụ đời sống của trẻ. Qua đó, nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương trẻ em. Trước hết, các em cần một môi trường tốt để lớn lên, đó chính là môi trường gia đình "Cho nên mẹ sinh ra/ Để bế bồng chăm sóc", "Biết trẻ con khao khát/ Chuyện ngày xưa, ngày sau/ Không hiểu là từ đâu/ Mà bà về ở đó", "Muốn trẻ con hiểu biết/ Thế là bố sinh ra". Gia đình có tác động không nhỏ với đời sống của trẻ, gia đình hạnh phúc và môi trường lí tưởng giúp trẻ con trưởng thành tốt hơn. Trẻ em không chỉ cần một môi trường để sinh sống mà còn cần một môi trường có thể phát triển hướng tới sự văn minh, vì vậy chữ viết, ngôn ngữ và người thầy ra đời "Chữ bắt đầu có trước/ Rồi có ghế có bàn/ Rồi có lớp có trường/ Và sinh ra thầy giáo...". Bài thơ đã lí giải nguồn gốc sự sống trên trái đất qua lăng kính yêu thương. Qua đó, nhà thơ muốn truyền tải tới chúng ta thông điệp hãy chăm sóc và yêu thương trẻ em để trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc. Thông điệp ấy có ý nghĩa sâu sắc cho chúng ta trong quá khứ, hôm nay và mai sau.
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người – mẫu 7
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người. Khổ thơ đầu tiên đã cho chúng ta hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Đến các khổ thơ tiếp theo, cuộc sống loài người ngày càng tiến bộ, văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Trẻ em cần có sự chăm sóc, tình yêu thương của người mẹ. Vậy nên mẹ đã xuất hiện trong cuộc đời:
“Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Khi trí tuệ của trẻ em ngày càng phát triển. Bởi vậy mà cần có sự dạy dỗ của người bố. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Nhà thơ lại tiếp tục lí giải sự ra đời của tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em: Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy... là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh: Qua đó, người đọc đã cảm nhận được lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm, nồng hậu.
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về thông điệp được rút ra từ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người – mẫu 8
Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể lại câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Mà qua đó, tác giả còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để tất cả các em bé có được một môi trường phát triển tốt. Đó là tình cảm gia đình quý báu và thiêng liêng:
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên, khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế…. Đó là những biểu tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn:
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế, có bàn
Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Có lẽ với một trái tim nhân hậunhư Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế. Có thể nói, bài thơ là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay qua lăng kính của yêu thương. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Đó cũng chính là lý do bài thơ này được nhiều thế hệ yêu thích. Bên cạnh đó một thông điệp sâu sắc được chuyển tải thông qua bài thơ này chính là hãy chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất!