Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa
Haylamdo tổng hợp và sưu tầm bài văn mẫu Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa được tuyển chọn hay nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo và từ đó làm bài tập làm văn lớp 6 hay, đủ ý hơn.
- Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (mẫu 1)
- Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (mẫu 2)
- Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (mẫu 3)
- Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (mẫu 4)
- Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (mẫu 5)
- Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (mẫu 6)
- Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (mẫu 7)
- Tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (mẫu 8)
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 1
Xem người ta kìa là câu nói mà các mẹ thường mong ước, muốn con mình không thua kém ai cả. Thế nhưng sự khác nhau về ngoại hình, giọng nói, tính cách, thói quen, sở thích,… tạo nên sự hấp dẫn. Chính cái chỗ giống nhau nhất của mọi người là không ai giống ai. Sự độc đáo của cá nhân mang đến sự phong phú cho tập thể. Chúng ta càn biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 2
Nhân vật tôi luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu như: “Xem người ta kìa!”, “Có ai như thế không?”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, không làm xấu mặt gia đình đó là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Mà trong thực tế cũng có rất nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn nghĩ rằng thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và những người lớn nên thay đổi những câu kiểu “Xem người ta kìa” thành “Người ta đã khác, đã hay như thế sao mình lại không khác không hay theo cách của riêng mình”
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 3
Mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng câu nói: "Xem người ta kìa!", "Có ai như thế không"... nhân vật "tôi" luôn cảm thấy khó chịu, thấy tổn thương. Cho tới sau này, khi mẹ đã khuất, nhân vật tôi hiểu ra được tấm lòng của mẹ. Mẹ chỉ mong "tôi" luôn thành công, được bằng người khác. Đó là tình yêu của mẹ và cũng là điều mà bậc phụ huynh nào cũng mong muốn. Thông qua nhân vật tôi, tác giả Lạc Thanh cũng muốn bày tỏ quan điểm cá nhân. Thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và các bậc cha mẹ cũng nên thay đổi cách hành xử với con. Thay vì so sánh con mình với con người khác, tại sao không thử nuôi dạy con mình theo các riêng biệt, để phù hợp với con, để con được thành công với nét riêng của mình.
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 4
Việc so sánh con mình với con người khác là vấn đề thường thấy ở các bậc phụ huynh với những câu nói quen thuộc "Xem người ta kìa". Câu nói ấy đã vô hình làm những người con cảm thấy tổn thương. Tác giả Lạc Thanh đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề này trong văn bản Xem người ta kìa!. Bằng lời kể của nhân vật tôi về câu chuyện của mẹ với mình, văn bản đã thu hút được người đọc bởi cách vào đề đặc biệt này. Tác giả đã đưa ra hai luận điểm lớn để nêu lí do phụ huynh hay so sánh con mình với con người khác, tiếp theo đó là sự khẳng định về cái tôi riêng biệt của mỗi cá nhân. Với luận điểm thứ nhất, tác giả gải thích hành động so sánh đó là mong muốn của cha mẹ đối với con của mình, họ hi vọng con mình sẽ thành công, sẽ "mười phân vẹn mười" như người ta. Ở luận điểm thứ hai, tác giả đã khẳng định mỗi người đều khác nhau và có những thế mạnh riêng biệt, không ai giống ai cả và điều đó làm nên một xã hội đa dạng, nhiều màu sắc. Kết thúc văn bản, Lạc Thanh đã đặt ra một câu hỏi để người đọc phải suy ngẫm về ý kiến mà tác giả đưa ra.
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 5
Nhân vật tôi luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu như: “ Xem người ta kìa!”, “Có ai như thế không?”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, không làm xấu mặt gia đình đó là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Mà trong thực tế cũng có rất nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn nghĩ rằng thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và những người lớn nên thay đổi những câu kiểu “Xem người ta kìa” thành “Người ta đã khác, đã hay như thế sao mình lại không khác không hay theo cách của riêng mình”
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 6
Ngày bé, khi mẹ của nhân vật tôi luôn muốn muốn tôi làm sao để không thua kém ai, mẹ luôn nói “Xem người ta kìa!” khiến tôi không thoải mái chút nào. Sau này lớn lên, tôi hiểu rằng lời trách cứ của mẹ là có lí vì mẹ yêu thương và luôn muốn tôi trở nên giỏi giang, hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên biết giữ lại cái riêng, tôn trọng sự khác biệt và hãy khác, hãy hay theo cách của mình.
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 7
Xem người ta kìalà câu nói mà các mẹ thường mong ước, muốn con mình không thua kém ai cả. Thế nhưng sự khác nhau về ngoại hình, giọng nói, tính cách, thói quen, sở thích,… tạo nên sự hấp dẫn. Chính cái chỗ giống nhau nhất của mọi người là không ai giống ai. Sự độc đáo của cá nhân mang đến sự phong phú cho tập thể. Chúng ta càn biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.
Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 8
Trong văn bản Xem người ta kìa!, tác giả Lạc Thanh đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề so sánh con cái của mình với con cái người khác. Xem người ta kìa! là câu nói cửa miệng của nhiều phụ huynh nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến con trẻ và vô tình khiến con trẻ mất đi nét riêng của mình. Tác giả đã vào đề một cách đặc biệt, thu hút người đọc: vào đề bằng lời kể về câu chuyện của mẹ với mình. Với luận điểm thứ nhất, tác giả giải thích đây là mong muốn của các bà mẹ đối với con cái với hi vọng con được thành công như người khác, “người khác” ở đây chính là những người hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Trong luận điểm thứ hai, tác giả đã khẳng định mỗi người đều khác nhau và có những thế mạnh riêng biệt, không ai giống ai cả và điều đó làm nên một xã hội đa dạng, nhiều màu sắc. Trong phần kết thúc, tác giả đã tạo nên một sự đối thoại đặc biệt khi kết thúc bằng câu hỏi để bạn đọc suy ngẫm về ý kiến mà tác giả đưa ra.