X

500 bài văn mẫu lớp 9

Cảm nhận bài Những đứa trẻ năm 2023


Cảm nhận bài Những đứa trẻ năm 2023

Bài văn Cảm nhận bài Những đứa trẻ gồm dàn ý chi tiết, 4 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Cảm nhận bài Những đứa trẻ năm 2023 - Văn mẫu lớp 9

Đề bài: Cảm nhận bài Những đứa trẻ (M. Go-Rơ-Ki).

A/ Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

- Giới thiệu những nét chủ yếu nhất về tác giả Go-rơ-ki: Một nhà văn Nga từng trải qua bao truân chuyên cay đắng trong cuộc đời, một văn hào nổi tiếng với những tiểu thuyết tự thuật

- Vài nét về Thời thơ ấu và đoạn trích “Những đứa trẻ”: Thời thơ ấu là một trong ba tiểu thuyết tự thuật nổi tiếng của Go-rơ–ki, đoạn trích Những đứa trẻ là một

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ

- Ba anh em con nhà ông đại tá và đoạn trích đặc sắc mang ý nghĩa nhân văn Aliosa là những đứa trẻ thuộc những gia đình có địa vị xã hội khác nhau:

+ Aliosa ở với ông bà, cậu thường hay bị ông đánh, niềm an ủi duy nhất là người bà luôn yêu thương cậu

+ Ba đứa trẻ con ông đại tá tuy sống trong gia đình giàu có nhưng lại thiếu tình yêu thương khi mẹ chúng mất, bố chúng đi lấy một người khác

⇒ Những đứa trẻ có hoàn cảnh đáng thương

b. Tình bạn tuổi thơ trong sáng của những đứa trẻ

- Tình bạn nảy nở giữa Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm, bất chấp cách biệt về địa vị xã hội:

+ Chúng cùng nhau trò chuyện, đối thoại với những chú chim ⇒ Sự ngây thơ trong sáng

+ Ba đứa trẻ hàng xóm chia sẻ với Aliosa về người mẹ của chúng

+ Ailiosa lại chia sẻ với chúng về những câu chuyện cổ tích mà bà cậu bé thường hay kể cho cậu bé nghe

⇒ Với tâm hồn trong sáng nhạy cảm, bốn đứa trẻ ríu rít chơi với nhau, sự đồng cảm về cảnh ngộ đã gắn bó những tâm hồn tuổi thơ như chúng

c. Tình bạn trong sáng bị ngăn cấm

- Tình bạn trong sáng của bốn đứa trẻ bị ngăn cấm bởi người bố đại tá của ba đứa hàng xóm:

+ Lão đại tá già xuất hiện với bộ ria trắng, đầu đội chiếc mũ xù lông đã thô bạo “nắm lấy vai đuổi Aliosa ra khỏi cổng”

+ Trận đòn của ông ngoại cùng sự đặt điều mách lẻo của bác Pi ốt đã khiến Aliosa bị ngăn cấm không được chơi với mấy đưa con của lão đại tá

⇒ Chính người lớn với sự thờ ơ, không quan tâm tới cảm xúc của những đứa trẻ đã khiến tình bạn đẹp đẽ của chúng bị ngăn cấm

d. Mặc dù bị ngăn cấm, tình bạn ấy vẫn tiếp diễn

- Mặc cho vấp phải những sự ngăn cấm từ hai bên thì tình bạn trong sáng của tuổi thơ vẫn tiếp tục:

+ Aliosa vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé kia và quan hệ giữa chúng nó “càng ngày càng trở nên thích thú”

+ Chúng đã bí mật khoét ra “một lỗ hổng hình bán nguyệt”, núp dưới bụi hương mộc rậm rạp “nói chuyện khe khẽ với nhau”, chúng nó chuyện về cuộc sống, về những con chim, về nhiều chuyện trẻ con khác

⇒ Một tình bạn trong sáng hồn nhiên mà không gì có thể phá vỡ được

3. Kết bài

- Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ

- Trình bày suy nghĩ bản thân về tình bạn chân thành cao đẹp giữa nhân vật “tôi” với ba đứa trẻ hàng xóm

B/ Sơ đồ tư duy

Cảm nhận bài Những đứa trẻ năm 2023

C/ Bài văn mẫu

Cảm nhận bài Những đứa trẻ - mẫu 1

Đoạn trích "Những đứa trẻ" trích trong tác phẩm "Thời thơ ấu" được Mác-xim Go-rơ- ki viết vào những năm 1913 - 1914, cũng là những năm tháng sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Nga trở nên gay gắt. Tác phẩm mang tính chất tự thuật về chính cuộc đời của tác giả và những người hàng xóm, người thân trong gia đình ông.

Đoạn trích là bức tranh sinh động về cuộc đời và số phận của những đứa trẻ và tình bạn trong sáng của chúng, Những nhân vật trong tác phẩm không được tác giả đặt tên, nó giúp cho bài văn mang tính chất khái quát hơn và đồng thời cũng làm cho câu chuyện mang đậm màu sắc cổ tích. Số phận của những đứa trẻ gợi lên trong người đọc lòng thương cảm trước hoàn cảnh khó khăn của chúng.Sống trong một xã hội phân biệt đẳng cấp giàu - nghèo rõ ràng, nhân vật tôi và ba đứa trẻ không có điều kiện để phát triển một tình bạn. Nhân vật tôi cũng như ba đứa trẻ nhà ông đại tá có chung một hoàn cảnh đó là không được nhận tình yêu thương từ cha mẹ. Khác với những đứa trẻ bình thường, nhân vạt tôi phải sống chung với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác.Đã thế ông ngoại còn là một người khó tính nên nhân vật tôi thương bị đe dọa và bị đánh đòn một cách oan uổng. Còn ba đứa trẻ nhà ông đại tá thì mồ côi mẹ từ nhỏ, bố lấy vợ khác, chúng phải sống với bố và dì ghẻ - là những người mà chẳng bao giờ thấy chúng kể cho nhân vật tôi nghe. Chỉ biết rằng, bố của chúng là một người khó tính, hách dịch, luôn luôn cấm đoán chúng mọi thứ, nhất là chơi với nhân vật tôi và còn luôn đánh đòn chúng nữa.Chúng đều là những đứa trẻ đáng thương, không được nhận tình yêu thương từ cha mẹ và cũng không được yêu thương, chăm sóc chu đáo. Chúng có chung một nỗi bất hạnh là luôn luôn bị cấm đoán và bị đánh đòn. Trong hoàn cảnh đó, chúng cần một người mẹ, một người mẹ luôn luôn quan tâm, chăm sóc và dành cho chúng tình yêu thương. Và tình bạn đã thay thế cho tình mẫu tử, nó đã bù đắp phần nào cho nỗi bất hạnh của những đứa trẻ.

Phải sống trong một xã hội như thế, một gia đình như thế nhưng chúng vẫn là những đứa trẻ ngoan ngoãn, trong sáng và nhân hậu. Không chỉ cùng hoàn cảnh mà chúng còn có những sở thích giống nhau, đó là thích nghe kể chuyện cổ tích. Dù biết những câu chuyện đó chẳng hề có thật nhưng chúng vẫn say sưa nghe kể. Chúng thường kể cho nhau nghe qua một ngách hẹp giữa bức tường nhà nhân vật tôi và hàng rào nhà Ốp-xi-an-ni-cốp.Và chúng còn thích chim, thích nghe tiếng chim hót nhưng lai sợ không được phép nuôi nên chúng cũng chẳng dám bắt nữa. Sống trong một xã hội phân chia đẳng cấp giàu - nghèo rõ ràng, tuy là hàng xóm nhưng gia đình nhân vật tôi và gia đình ba đứa trẻ không hề thân thiện. Người lớn cũng cấm những đứa trẻ không được nói chuyện và chơi với nhau. Nhưng bất chấp mọi cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ, tình bạn thân thiết giữa những người bạn cùng cảnh ngộ đã nảy sinh và phát triển.Tình bạn mang lại cho chúng lòng dũng cảm và tâm hồn cao thượng. Nhân vật tôi dành cho ba đứa trẻ sự thông cảm với cuộc sống thiếu thốn tình thương và nỗi bất hạnh của chúng. Còn ba đứa trẻ mang lại cho nhân vật tôi một tình bạn ấm áp, chia sẻ những sở thích chung mà từ trước tới giờ nhân vật tôi chưa từng có được. Chúng đến với nhau, không bằng vật chất để chia sẻ mà bằng tình cảm trong sáng và nhân hậu. Dù có bị la mắng, bị đánh đòn cấm đoán, nhưng chúng vẫn là bạn của nhau. Đối với chúng thì tình bạn là tất cả, dù cho mọi rào cản của xã hội có được dựng lên thì cũng không thể nào ngăn cản tình bạn của chúng phát triển.Bằng cách kể chuyện nhẹ nhàng, hấp dẫn, nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều cảm xúc cho người đọc. Tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả.,. Việc kết hợp giữa hiện tại và cổ tích, cuộc sống đời thường được lồng vào thế giới cổ tích làm cho đoạn văn thêm gợi cảm, hấp dẫn đồng thời cũng thể hiện ước mơ của những đứa trẻ đáng thương.Ngoài ra, tác giả còn sử dụng cách kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật, khiến cho các nhân vật trong tác phẩm hiện lên với từng tính cách riêng, thể hiện một thế giới nội tâm riêng của mỗi con người, giúp cho người đọc có thể hiểu được nỗi bất hạnh và niềm khát khao được nhận tình yêu thương của những đứa trẻ. "Những đứa trẻ" không chỉ để lại cho người đọc lòng thương cảm đối với số phận bất hạnh của tuổi ấu thơ mà còn có tác dụng giáo dục sâu sắc về một tình bạn trong sáng và nhân hậu.

Đồng thời như một lời nói với người lớn: 'Trẻ em đang mong ước và chờ đợi tình cảm yêu thương từ người lớn dành cho chúng” Qua câu chuyện “Những đứa trẻ", thế giới cổ tích như hiện ra, và đó cũng chính là mơ ước của những đứa trẻ: mơ ước về người mẹ hiền từ và được sống trong một trái đất không còn sự buồn bã, mơ ước về một xã hội về một gia đình giàu lòng yêu thương con trẻ.Với ngòi bút kể chuyện tài tình của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki, tình bạn thân thiết giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ được thuật lại một cách sinh động. Đó là một tình bạn trong sáng, ấm áp, hồn nhiên của tuổi thơ rất đáng trân trọng.

Cảm nhận bài Những đứa trẻ - mẫu 2

Mác xim Go- rơ- ki là một nhà văn nổi tiếng người Nga, ông có rất nhiều những sáng tác độc đáo, thu hút làm say mê bao nhiêu thế hệ độc giả không chỉ của nước Nga mà còn là độc giả trên toàn thế giới. Go- rơ – ki phản ánh hiện thực thông qua những trang thơ văn của mình một cách sâu sắc, toàn diện, chẳng những thế mà ông được coi là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nước Nga.

Một trong số những tác phẩm của ông được đông đảo độc giả Việt Nam biết đến đó chính là tác phẩm “Thời thơ ấu”, trong đó có đoạn trích “Những đứa trẻ” được đưa vào chương trình của sách giáo khoa ngữ văn lớp 9. Nếu trong nền văn học Việt Nam có tác phẩm tự truyện của nhà văn Nguyên Hồng “Những ngày thơ ấu” kể về chuỗi ngày cay đắng, tủi nhục của nhà thơ khi còn là đứa trẻ thì trong nền văn học Nga cũng có tác phẩm nổi tiếng của Go-rơ-ki “Thời thơ ấu”. Cũng giống như “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, “Ngày thơ ấu” của Mác xim Go-rơ- ki là cuốn tự truyện về quãng thời gian thơ ấu của tác giả.Trong đó thì trích đoạn “Những đứa trẻ” là đoạn trích gây xúc động cho độc giả bởi tình bạn thân thiết cũng như tình yêu mến của cậu bé Aliosa với người bà của mình. Qua trích đoạn này người đọc cũng có thể phần nào hình dung ra được những kí ức thời thơ ấu của nhà thơ Go-rơ-ki.Mác xim Go-rơ-ki có một tuổi thơ đầy tủi nhục, cay đắng khi còn rất nhỏ đã phải mồ côi cha mẹ, nếu như những đứa trẻ khác được sống trong vòng tay che chở, quan tâm của bố mẹ thì cậu bé Go-rơ-ki không được may mắn như vậy. Cha mẹ mất, cậu bé phải sống với ông bà ngoại nhưng người ông ngoại lại vô cùng khắc nghiệt, luôn trừng phạt cậu bé bằng những trận đòn roi tàn nhẫn.Hai người cậu của Go- rơ- ki cũng không hề đoái hoài, quan tâm gì đến sự tồn tại của cậu bé, mà chỉ lo tranh giành, đấu đá nhau để tranh chấp tài sản.

Không chỉ những người thân của Go-rơ- ki thờ ơ, vô tình với cậu bé mà ngay cả những người hàng xóm cũng đa dạng, đủ thể loại người, đó là lão đại tá chỉ biết cậy quyền uy của chức vụ mà hống hách, ngang ngược, coi thường những người thuộc tầng lớp dưới.Đối với một đứa trẻ như Go-rơ-ki lúc bấy giờ mà nói cuộc sống của cậu vô cùng khắc nghiệt, sống trong một gia đình, giữa những người thân thích, máu mủ nhưng không hề quan tâm gì đến nhau, việc nuôi dưỡng cậu bé có lẽ cũng chẳng phải vì tình thương mà do trách nhiệm của họ phải như vậy.Người trong gia đình đã vậy, những người hàng xóm cũng lạnh lùng, coi thường lẫn nhau thì cuộc sống vốn vui vẻ, hồn nhiên của cậu bé không phải khắc nghiệt, vô vị lắm sao. Nhưng cũng rất may mắn vì cậu bé cũng có một người yêu thương, quan tâm thật lòng đến cậu bé, đó chính là bà ngoại, cũng là người thay mẹ chăm sóc, dưỡng dục cậu bé lên người.Ngoài ra còn có bác thợ hàng xóm, tuy cuộc sống không quá dư giả nhưng lại rất biết yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh, và những đứa trẻ con của lão đại tá, chúng rất đáng yêu chứ không hống hách, kiêu ngạo như bố của chúng. Cũng chính những con người đó đã làm cho tuổi thơ của Go- rơ – ki trở nên tươi đẹp hơn, làm cho cuộc sống của cậu bé không chỉ có những đau thương, mất mát mà còn những kí ức tươi đẹp.

Qua câu chuyện tuổi thơ của Go- rơ- ki ta có thể thấy được đây là một cậu bé rất hồn nhiên, thân thiện luôn luôn yêu đời, cởi mở và muốn kết giao bạn bè. Có lẽ cũng vì cuộc sống của cậu bé đã rất tẻ nhạt, vô vị nên cậu bé có những khát khao được yêu thương, khát khao có những những người bạn để sẻ chia.Trong một lần ngồi vắt vẻo trên cành cây cao, cậu bé Go- rơ-ki đã bắt gặp những đứa con của ông đại tá, chúng đang vui vẻ đùa nghịch, cậu bé đã ngắm nhìn với vẻ say mê, và trong tận sâu trong tâm hồn cậu bé khát khao được kết giao bạn bè với chúng, muốn cùng chúng chơi đùa thật vui vẻ.Và như đã nói, cậu bé này rất vô tư, hồn nhiên, thích điều gì thì cậu bé sẽ hành động, không quan tâm đến sự khác biệt về đẳng cấp, địa vị. Go- rơ- ki đã huýt sáo, hú hét nhằm gây sự chú ý với những đứa trẻ, mong chúng quan tâm đến mình, nhưng chúng chỉ khẽ đưa mắt nhìn rồi thì thầm điều gì đó làm cậu bé ngượng ngùng mà tụt xuống đất.Chỉ đến khi cậu bé cùng hai người con của ông đại tá cứu đứa em út của chúng bị ngã xuống giếng thì tình cảm bạn bè của những đứa trẻ này chính thức bắt đầu. Tiếng gọi đầu tiên mà lũ trẻ nói với Go-rơ-ki “Xuống đây chơi với chúng tớ” là tiếng gọi của tình bạn, cũng là sự mở lòng của những đứa trẻ, chúng chấp nhận sự hiện diện của cậu bé trong các cuộc vui chơi của chúng.Nhưng sự thân thiết của những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên đã vấp phải sự ngăn cản của người ông ngoại tàn nhẫn, đó là những trận đòn roi rơi xuống người cậu bé khi cậu bé không nghe lời ông mà tiếp tục chơi với chúng. Nhưng tình bạn của bốn đứa trẻ đã vượt qua mọi rào cản địa vị, sự ngăn cấm vô lí của người lớn. Đó là tình bạn trong sáng, cũng là những người để lại dấu ấn tươi đẹp trong kí ức tuổi thơ của nhà văn.

“Những đứa trẻ” là trích đoạn hay nói về tình bạn ấm áp của nhà thơ với những người bạn thời ấu thơ của mình. Đó là một tình bạn trong sáng, cảm động, chúng chơi với nhau vô tư, hồn nhiên, tránh xa được sự ảnh hưởng của những suy nghĩ phức tạp của người lớn. Cũng nhờ sự yêu thương của bà ngoại, những người bạn thân thiết mà nhà văn Go-rơ-ki có những điểm sáng trong kí ức của mình, không bị những đen tối của hoàn cảnh làm cho gục ngã, hay bị ám ảnh

Cảm nhận bài Những đứa trẻ - mẫu 3

Đề tài về trẻ thơ luôn luôn có sức hấp dẫn đối với bạn đọc ở mọi lứa tuổi. Người lớn thì muốn đọc để được sống lại giây phút tuổi thơ của mình. Trẻ thơ thì muốn đọc để xem người ta nói gì về thế hệ của mình, để biết những bạn nhỏ khác sống như thế nào, có giống mình hay không,… Mác-xim Go-rơ-ki, một nhà văn đại tài đã viết một tác phẩm kinh điển mang tên Thời thơ ấu. Đoạn trích Những đứa trẻ chính là trích ra từ tác phẩm này. Nội dung của nó mang đầy chất thơ và thể hiện được tài năng của người kể chuyện.

Muốn trưởng thành, ai cũng phải trải qua một thời thơ dại với những bước đi chập chững. Tuổi thơ ấy dù có xảy ra như thế nào đi chăng nữa thì đến khi trưởng thành chúng ta cũng vẫn sẽ nhớ về nó. Tất nhiên không phải tất cả kỉ niệm ta đều có thể nhớ nhưng những kỉ niệm cay đắng, ngọt bùi, những kỉ niệm như cứa vào tim gan sẽ là những kỉ niệm không thể nào quên. Chúng trở thành một hành trang theo con người trong suốt những chặng đường còn lại của cuộc sống.Nếu xét về hoàn cảnh sống và thành phần xã hội thì A-li-ô-sa và mấy đứa con nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp rất khác nhau. Người lớn có thể nhận thấy rõ điều đó nhưng với trẻ thơ thì lại khác. Sự phân cách xã hội ấy chưa đủ lớn để tạo thành một bức tường ngăn cách chúng. Nhất là khi chúng có một điểm chung, đủ để chúng xích lại gần nhau đó chính là mất mẹ. Mất mẹ giống như mất đi một nguồn sữa tình người lớn nhất trên thế giới.Những đứa trẻ mất mẹ bao giờ cũng cảm thấy thiếu thốn tình cảm và vì vậy chúng luôn thèm khát được yêu thương. Thế giới chung của chúng chính là vầng sáng tuổi thơ. Chúng đến với nhau nhưng không đi bằng cổng chính. Đó cũng là cái kiểu riêng của trẻ thơ. Mỗi lần bọn trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp thấy A-li-ô-sa là mỗi lần thằng bé ở trong một tư thế khác nhau, khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào, khi lại vắt vẻo trên cây.Tư thế mà chúng nói chuyện với nhau cũng không được đường hoàng cho lắm. Khi thì ngồi xổm, khi thì quỳ xuống và cũng chỉ dám nói chuyện khe khẽ bởi vì sợ ông đại tá bắt gặp. Địa điểm để cho chúng trò chuyện không phải là phòng khách giống như người lớn mà là những nơi chẳng ai nghĩ đến. Có khi chỉ là trên cái xe trượt tuyết đã hỏng để ở dưới nhà kho. Tuy nhiên, những cuộc gặp gỡ vụng trộm ấy khiến chúng cảm thấy vui sướng, cảm động.Chúng ngắm nhìn nhau và trò chuyện với nhau rất lâu. Nội dung của những câu chuyện mà chúng nói thì chẳng có gì quan trọng. Khi là về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, khi thì nói về phép phù thủy làm cho người chết sống lại y như thật. Những câu chuyện mà chúng kể đều lấy từ kho cổ tích của bà ngoại nên nếu như có chỗ nào quên thì A-li-ô-sa sẽ dặn chúng đợi để chạy về nhà hỏi lại bà.Trẻ nhỏ thì bao giờ cũng mê nghe những câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà những câu chuyện chúng kể cho nhau nghe hấp dẫn cả người kể lẫn người nghe. Người kể cứ say sưa kể, người nghe cứ dỏng tai mà nghe. Dù có muốn không tin thì người kể cũng sẽ giải thích và nhấn mạnh để cho nhất định phải tin. Chính vì thế nên những đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lúc nào cũng im lặng lắng nghe.Thằng anh lớn nhất, khôn nhất thì đã biết mỉm cười khi được nghe kể chuyện còn thằng em bé nhất thì cứ mím chặt môi và phồng má lên vì bị căng thẳng. Vậy là thế giới tuổi thơ của chúng đã được chắp cánh bay bổng vào không gian, thời gian của cái ngày trước, trước kia, đã có thời,… Dường như thằng lớn nhà Ốp-xi-an-ni-cốp đã sống trên trái đất này cả trăm năm chứ không phải chỉ mới 11 năm giống như tuổi cha sinh mẹ đẻ của nó.

Không chỉ giống nhau ở chỗ chúng là những trái tim mơ mộng, chúng còn giống nhau ở chỗ có một tuổi thơ thiếu tình thương. Đó là lí do mà chúng gắn bó và thân thiết với nhau. Ban đầu A-li-ô-sa không tin mấy đứa trẻ nhà ông đại tá bị đánh đòn. Trong suy nghĩ của A-li-ô-sa thì chỉ có nó, người không còn ai che chở mới bị đánh đòn. Còn những đứa trẻ kia sinh ra đã được sống trong nhung lụa thì cớ gì chúng lại phải chịu đòn. Nhất là khi nguyên nhân mà chúng bị đánh lại là chơi với con nhà thường dân, quả thực là nguyên nhân vô cớ.Nó khiến cho A-li-ô-sa cảm thấy giận dù chẳng phải là chuyện của mình. Cho tới khi gần gũi và thân thiết với nhau, A-li-ô-sa mới thấu hiểu được nỗi đau của những người bạn cũng như nỗi đau của chính mình. A-li-ô-sa đã hỏi những người bạn của mình rằng “Thế các cậu có mẹ không?”. Câu hỏi như chạm sâu vào nỗi đau của những đứa trẻ. Đứa thì nói là không, đứa lại bảo là có mẹ khác.Mẹ khác tức là dì ghẻ, là người không sinh ra chúng. Vậy là A-li-ô-sa đã tìm ra được câu trả lời. Với những đứa con của ông đại tá thì câu nói của A-li-ô-sa “Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ” như một tiếng sét bên tai. Một nỗi sợ mơ hồ khiến những đứa trẻ ngồi sát vào với nhau. Chúng như những chú gà con bơ vơ, lạc mẹ ngơ ngác và thật tội nghiệp làm sao. A-li-ô-sa thì đã quá quen với những bà dì ghẻ trong các câu chuyện cổ tích mà bà ngoại vẫn thường hay kể.Giờ thì A-li-ô-sa đã hiểu được nỗi bất hạnh của những đứa trẻ thơ mất mẹ kia. Chúng chưa bao giờ kể về bố và về dì ghẻ. Mặc dù hai tiếng dì ghẻ chỉ được nhắc tới thoáng qua trong câu chuyện của những đứa trẻ nhưng nó tạo nên một bóng tối bao trùm lên không khí. Thông qua những câu chuyện mà bà đã kể rồi thông qua thái độ và hành động độc đoán, gia trưởng của ngài đại tá và sự bất lực của những đứa trẻ, A-li-ô-sa hiểu được vì sao lại có bầu không khí nặng nề nay.

Một khi ông đại tá đã đưa ra quyết định thì không ai có thể thay đổi được, kể cả những đứa con ruột thịt mang dòng máu của ông. A-li-ô-sa khi bị ông ta tóm cổ đuổi ra khỏi nhà cũng đã sợ đến phát khóc. Ngược lại với cha của mình, những đứa con của ông đại tá có một vẻ đẹp dịu dàng, thơ ngây và cam chịu.Nhìn vào cặp mắt của thằng anh, A-li-ô-sa nghĩ đến những ngọn đèn trong nhà thờ như một thứ ánh sáng hắt hiu bị cái tăm tối mênh mông bủa vây. Ông đại tá với bộ ria trắng, trên người mặc một chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu chính là hiện thân của kẻ ác, của một con quỷ xa tăng chính hiệu.Qua đoạn trích này, Mác-xim Go-rơ-ki đã cho thấy tài năng kể chuyện của mình. Mặc dù không mấy dụng công và cũng không dựng chuyện li kì nhưng tác phẩm vẫn đậm đà, hấp dẫn. Trong câu chuyện ấy, nhà văn đã đưa vào một không khí trẻ thơ vô cùng hấp dẫn. Nó làm kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của người đọc. Ví dụ như chuyện người chết có thể sống lại không. Đám trẻ nhà ông đại tá thì bán tín bán nghi còn A-li-ô-sa thì thề sống thề chết như mình đã trải qua. Nó khiến người đọc cũng phải nghi ngờ rằng phải chăng điều đó là sự thật.Trước một giọng kể chắc như đinh đóng cột của A-li-ô-sa thật khó mà có thể không tin được. Nhưng trên hết những đứa trẻ muốn tin bởi vì chúng lúc nào cũng khao khát mẹ của mình có thể sống lại. Trong câu chuyện nửa hư, nửa thực, trí tưởng tượng của con người được dịp bay xa. Trong những câu chuyện thần tiên có thấp thoáng bóng hình của những ông bụt, bà tiên hiền lành, phúc hậu.Họ xuất hiện giống như mong ước được che chở của những đứa trẻ tội nghiệp. Hình ảnh người bà xuất hiện cũng như một bà tiên giúp những đứa trẻ thêm yên lòng. Với A-li-ô-sa cậu bé có thể chạy đi chạy lại để gặp bà. Có thể được nghe bà kể chuyện mỗi ngày. Nhưng với những đứa trẻ nhà đại tá thì những câu chuyện về bà của chúng chỉ là chuyện trước kia. Cũng giống như mẹ, bà của chúng không còn nữa.Mác-xim Go-rơ-ki còn thể hiện tài năng kể chuyện của mình ở sự dẫn dắt, từ chuyện nuôi chim đến chuyện dì ghẻ của ông đại tá. Trẻ con hầu như đứa nào cũng ham nuối chim. Một cái việc tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng những đứa trẻ phải chờ đợi sự cho phép của cha mới dám thực hiện và dĩ nhiên cha của chúng thì chẳng bao giờ đồng ý với chuyện này. Người duy nhất có thể hiểu chúng là mẹ thì qua đã đời từ lâu. Chúng có mẹ khác và đó là dì ghẻ.

Cuộc đối thoại giữa những đứa trẻ cứ thế diễn ra một cách tự nhiên giúp chúng hiểu nhau hơn và cũng giúp người đọc hiểu hơn về thế giới nội tâm của những đứa trẻ thơ. A-li-ô-sa vào sân nhà ông đại tá theo một cái lối khác lạ là nhảy dù từ trên cây xuống nhưng em lại ra rất đàng hoàng bằng cổng chính do ông đại tá nắm cổ áo lôi ra. Sự hăm dọa của ông đại tá khiến người đọc nhận thấy được tính cách của ông.Với sự dẫn dắt câu chuyện như vậy, Mác-xim Go-rơ-ki đã cho người đọc thấy được chân dung của từng nhân vật. Mặc dù nhìn tổng thể nội dung của đoạn trích khá bình dị nhưng chính sự bình dị đã làm nên một tác phẩm tuyệt vời

Cảm nhận bài Những đứa trẻ - mẫu 4

Con người ta, ai chẳng có một thời thơ dại, những bước chân chập chững vào đời. Nhưng một khi đã lớn khôn, không phải chúng đều được nhớ. Phải là những kỉ niệm cay đắng hay ngọt ngào cứa vào tim gan, hoặc bay bổng hồn người, kí ức mới có thể không quên và trở thành hành trang đi suốt chặng đường đời còn lại. A-liô-sa và mấy đứa con nhà ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp nếu xét về hoàn cảnh sống, về thành phần xã hội thì rất khác nhau. Nhưng trong thế giới tuổi thơ, sự phân cách ấy chưa đủ để thành một bức tường vướng cản.

Ấy là còn chưa nói, chúng có cùng một bất hạnh như nhau: mất mẹ, mất đi một nguồn sữa tình người lớn nhất trên đời. Vầng sáng tuổi thơ là thế giới chung của chúng. Chúng đến với nhau theo kiểu của trẻ thơ: không đi bằng cổng chính. Khi thì bọn trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp thấy thằng bé vắt vẻo trên cây, khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào, chúng nói chuyện với nhau bằng cái tư thế không được đàng hoàng cho lắm: ngồi xổm hoặc quỳ xuống và cũng chỉ “khe khẽ với nhau” vì sợ ông đại tá bắt gặp.Nơi chúng trò chuyện với nhau cũng không phải là phòng khách, có khi chỉ là trên cái xe trượt tuyết đã hỏng để ở dưới mái nhà kho. Song những cuộc hẹn hò vụng trộm ấy là cả một thế giới thần tiên, cả bọn đều sung sướng, cảm động biết chừng nào, chúng vừa “ngắm nhìn nhau vừa nói chuyện rất lâu”.Nội dung các câu chuyện rôm rả mà chúng nói với nhau chẳng có gì quan trọng, hoặc về “những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác”, về phép phù thủy làm cho người chết sống lại y như thật chứ không bịa đặt chút nào. Vì hầu hết là lấy từ kho cổ tích của bà ngoại nên chẳng may có chỗ nào quên thì đợi đấy, A-li-ô-sa chạy về nhà “hỏi lại bà tôi” đã. Những câu chuyện không biết chán hấp dẫn cả người kể lẫn người nghe, người kể thì say sưa, còn người nghe nếu có nghi ngờ thì lập tức được A-li-ô-sa giải thích và nhấn mạnh để không thể không tin.Cả ba anh em nhà Ốp-xian-ni-cốp, nhất là hai đứa em đều “im lặng lắng nghe”.

Thằng anh do đã có trí khôn, đã biết “mỉm cười”, còn thằng bé nhất “mím chặt môi và phồng má lên” do bị căng thẳng. Tuổi thơ được chắp cánh bay bổng, bay vào không gian, chạy ngược thời gian vẻ cái “ngày trước, trước kia, đã có thời…” dường như thằng lớn nhà Ốp-xian-ni-cốp đã “sống trên trái đất này một trăm năm” chứ không phải là mười một năm như tuổi mẹ đẻ, cha sinh của nó.Sự gắn bó thân thiết giữa mấy đứa trẻ vì chúng có một tuổi thơ mơ mộng, cũng còn vì một tuổi thơ thiếu tình thương. Đầu tiên, việc mấy đứa trẻ nhà ông đại tá bị đánh đòn làm A-li-ô-sa “thấy khó mà tin”. A-li-ô-sa cứ tưởng chỉ có mình mới bị đánh đòn vì không còn được ai che chở (mẹ bỏ đi lấy chồng), còn con nhà quan chức giàu sang làm sao phải chịu roi vọt. Mà nguyên nhân dẫn đến việc bị đánh đòn chi là đi chơi với con nhà thường dân hèn hạ, nghĩa là một nguyên nhân vô cớ, Ali-ô-sa cảm thấy một cơn giận bùng lên vì “tức thay cho chúng”.Phải sau này, A-li-ô-sa mới thấu hiểu nỗi đau của mấy đứa bạn, một nỗi đau chính mình mới thấm thía mà chúng chưa kịp biết, chưa kịp nói thành tên. “Thế các cậu có mẹ không?” – câu hỏi bật ra như một bi vọng. Nhưng nghe mấy đứa trả lời, đứa thì nói là “không”, đứa thì trả lời là “mẹ khác”, A-li-ô-sa quả quyết “Mẹ khác thì gội là dì ghẻ”, em đã tìm ngay ra đáp số. Hai tiếng khủng khiếp ấy được nói ra, quả thật với mấy đứa con ông đại tá, như một tiếng sét bên tai. Chúng sợ hãi “ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con” bơ vơ tội nghiệp.Còn A-li-ô-sa thì hiểu dì ghẻ trong những câu chuyện cổ tích của bà. Nỗi bất hạnh của những đứa trẻ thơ mất mẹ đang phải sống với người mẹ danh nghĩa chứ không phải “mẹ thật” của mình giúp A-li-ô-sa phát hiện ra cái điều bấy lâu chính bọn trẻ kia giữ kín là “chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ”. Hình ảnh người dì ghẻ dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua nhưng bóng tối của nó cũng đè nặng lên không khí vui tươi hồn nhiên của đám trẻ.

Riêng đối với A-li-ô-sa, em hiểu từ những câu chuyện cổ tích của bà mình và nhất là từ thái độ, hành động độc đoán, gia trưởng của ngài đại tá và sự bất lực vô hồn của mấy đứa trẻ thơ – con ông – khi răm rắp phục tùng như “những con ngỗng ngoan ngoãn”. Quyết định ở ông ta là không thể đổi thay nhất là đối với con mình, ngay cả đến A-li-ô-sa một người dưng xa lạ bị ông ta tóm cổ đuổi ra khỏi nhà làm em “sợ phát khóc”.Còn những đứa con dễ mến của ông có vẻ đẹp dịu dàng, thơ ngây và cam chịu. Cặp mắt của thằng anh làm A-li-ô-sa nghĩ đến “những ngọn đèn trong nhà thờ” như một thứ ánh sáng hắt hiu bị cái tăm tối không cùng, mênh mông của toà nhà vây bủa. Trong bóng tối dày đặc vừa nói trên đây, không phải cha cố mà là chính ông già đại tá “với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu” là hiện thân của kẻ ác, một hung thần, một quỷ dữ Xa tăng chính hiệu.Tài kể chuyện của Go-rơ-ki không phải ở sự khéo léo dựng chuyện li kì. Tuy không mấy dụng công mà câu chuyện vẫn đậm đà, hấp dẫn. Nhà văn đưa ta vào một không khí trẻ thơ vô cùng thú vị. Trước hết, nó kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng. Chẳng hạn như chuyện người chết có thể sống lại được không, thì trẻ con nhà ông đại tá bán tín bán nghi, còn A-li-ô-sa thề sống thề chết như mình đã trải qua, đã chứng kiến: có người chết mà không phải là chết thật.“Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại”. Giọng A-li-ô-sa nói như đinh đóng cột thế kia làm sao có thể không tin. Hơn nữa, nó liên quan đến một người, người mẹ của bọn trẻ mà chính chúng đang khao khát ước mơ là làm sao sống lại. Câu chuyên cứ nửa thực nửa mơ, mờ mờ ảo ảo không còn một ranh giới nào để trí tưởng tượng con người tha hồ bay bổng.

Trong thế giới kì lạ ấy, hình ảnh những bà tiên, ông bụt hiện lên thật hiền lành phúc hậu. Nó đối lập với cái xấu xa, cái độc ác. Nó che chở và bao dung, nhất là đối với những trẻ thơ bất hạnh trên đời. Hình ảnh về người bà của mỗi đứa cứ như lướt đi trên đầu lũ trẻ. Với A-li-ô-sa, người bà gần gũi hơn, cứ chạy ra chạy vào là gặp, gặp nụ cười nhân ái bao dung (khi nghe A-li-ô-sa cần đến những câu chuyện cổ tích, “bà tôi thường rất hài lòng”).Còn với mấy đứa con ông đại tá “bà tớ ngày xưa cũng rất tốt”, nghĩa là cũng y như bà ngoại của A-li-ô-sa bây giờ, chi có điều bà không còn nữa, bà đã thuộc về chặng đời đẹp nhất “ngày trước”, “trước kia”… nghĩa là đã vụt qua đi như một tia chớp mà bọn chúng phải nhớ tiếc, thẫn thờ.Tài kể chuyện của Go-rơ-ki còn thể hiện ở sự dẫn dắt, từ chuyện nuôi chim đến chuyện dì ghẻ của con ông đại tá. Việc nuôi chim thì trẻ con đứa nào chẳng ham (“Chim gì hót vui vui ấy. Để nhốt vào lồng”). Nhưng cái việc tưởng như cỏn con ấy phải được người cha cho phép, mà cha chúng thì dứt khoát chẳng bao giờ cho phép chúng nuôi. Thế còn người mẹ, người mẹ có thể chiều chúng, có thể đồng tình. Chúng tớ không còn mẹ. Chúng tớ có nhưng là mẹ khác. Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ…Diễn biến của đối thoại dẫn dắt rất tự nhiên như chúng vốn là như thế. Rồi chuyện lối vào sân nhà ông đại tá của A-li-ô-sa là từ trên cao, từ “trên cây”, em đã “nhảy dù” xuống theo lời mời của chính con ông đại tá. Nhưng lối ra của em thì thật “đàng hoàng”, do ông đại tá nắm cổ áo lôi ra, mà ra bằng cổng chính với câu nói đầy hăm doạ: “Cấm không được đến nhà tao”. Những chi tiết ấy thật bất ngờ, nhưng đối chiếu trong một hệ thống, tự nó tạo ra một ý nghĩa riêng, từ mạch ngầm của văn bản.

Trong sự dẫn dắt ấy, những chân dung nhân vật hiện ra mỗi người một khác, như mấy đứa con ông đại tá. Một mặt chúng giống nhau như những giọt nước trong trẻo, ngây thơ, nhưng bản năng che chở đã hình thành ở hành động của hai đứa lớn hơn, một đứa đã biết “mỉm cười” nghe chuyện thần tiên, còn một đứa khi nghe những câu chuyện đầy tưởng tượng ấy, quàng tay lên vai em và ấn nó “cúi xuống”. Nghệ thuật ấy cùng với nội dung đã tạo nên những trang viết tuyệt vời. Nó thật dung dị, cái dung dị của một tài năng

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 chọn lọc, hay khác: