Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con hay nhất năm 2023
Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con hay nhất năm 2023
Bài văn Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con hay nhất gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Dàn ý mẫu
1, Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm và hình tượng cần phân tích:
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1980, mang nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
- “Người đồng mình”: là hình tượng cho con người miền núi nói riêng và con người Việt Nam nói chung; qua lời tâm sự dặn dò với đứa con, tác giả đã ca ngợi nhiều đức tính tốt đẹp của dân tộc.
2, Thân bài:
a, Giới thiệu về Người đồng mình qua sự tài hoa, yêu lao động:
- Cách nói Người đồng mình: cách nói của người dân tộc chỉ người dân quê hương mình, đất nước mình.
- Đầu tiên, nói về đức tính chăm chỉ lao động, yêu đời: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”.
+ Những động từ thể hiện sự khéo léo: đan, cài, ken
+ Thành quả lao động mang màu sắc tươi sáng, vui vẻ: hoa, câu hát.
⇒ Câu thơ vang lên tự hào, yêu thương: “yêu lắm, con ơi!”; khẳng định giá trị của lao động, chỉ có lao động mới làm nên cuộc sống.
b, Những phẩm chất đáng quý của Người đồng mình:
- Con người mạnh mẽ, giàu ý chí:
+ “Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”: lối tư duy độc đáo lấy cái hữu hình để đo cái vô hình, cho thấy càng gặp khó khăn, thử thách thì ý chí con người càng mạnh mẽ, vươn lên.
- Con người yêu quê hương, không chê nghèo hèn, không quản khó khăn:
+ Ví cuộc sống nghèo đói, khó khăn như đá “gập ghềnh”, thung “khó khăn”
+ Lặp từ “không chê”: cho thấy sự gắn bó, thủy chung và ý chí vượt quá khó khăn
+ So sánh người đồng mình “Sống như sông như suối”: khẳng định sức sống mãnh liệt của con người.
+ Sử dụng thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” đối với câu khẳng định “không lo cực nhọc”: nhấn mạnh phẩm chất không ngại vượt khó của con người.
- Sức mạnh to lớn trong tinh thần:
+ Là con người thì ai cũng “thô sơ da thịt” nhưng lại chẳng ai “nhỏ bé”: ý chí lớn hơn thể chất.
+ Nhờ sức mạnh tinh thần, người Việt Nam tự tay xây dựng đất nước, vượt qua tất cả khó khăn trong hàng ngàn năm
+ Con người dựng nên quê hương, làm nên phong tục và cùng gìn giữ phong tục ấy không bị mai một.
c, Lời dặn dò đứa con phải nối tiếp những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống của dân tộc:
- Nhắc lại một lần nữa: “tuy thô sơ da thịt” nhưng không bao giờ được nhỏ bé, ý khẳng định dân tộc Việt Nam luôn kiên cường sống ngẩng cao đầu, đương đầu với khó khăn chứ không sống thấp hèn, luồn cúi.
3, Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp của con người miền núi nói riêng và dân tộc nói chung
- Nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc, mang đậm đặc trưng dân tộc miền núi phía Bắc, tạo sự khác biệt cho bài thơ.