Dàn ý Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân năm 2023
Dàn ý Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân năm 2023
Bài văn Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Đề bài:Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân
Dàn ý mẫu
1, Mở bài
- Giới thiệu một câu chuyện đáng nhớ: thời ấu thơ, ở quê ngoại đã có một kỉ niệm đáng nhớ với ông bà.
- Ấn tượng về câu chuyện đó: đó là một bài học về sự trung thực, không thể quên.
2, Thân bài
a, Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
- Nhân dịp nghỉ hè, bố mẹ cho em về quê ngoại thăm ông bà:
+ Quê ngoại rất đẹp: cánh đồng lúa, đàn cò trắng, trâu mẹ và nghé con.
+ Ông bà ngoại đã già, tóc bạc phơ nhưng vẫn rất nhanh nhẹn: chăm đàn gà, trồng luống rau, yêu thương cháu nhưng cũng rất nghiêm khắc.
+ Có đông anh chị em họ hàng và trẻ con trong làng chơi cùng: thả diều, bắt dế, chơi ô ăn quan.
⇒ Cảm nghĩ: về quê rất vui vì có nhiều trò chơi mới lạ, được nghe ông bà kể chuyện lịch sử, chuyện đồng áng, chăn nuôi.
b, Thuật lại câu chuyện đáng nhớ
- Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: vào một buổi trưa
- Diễn biến của câu chuyện:
+ Mải chơi cùng bạn, không để ý đàn gà bị chó dữ đuổi bắt.
+ Ông bà về hỏi, nói dối là thấy gà đi lạc vào bụi rậm bị rắn cắn.
+ Tối, hàng xóm qua xin lỗi vì chó cắn gà, ngỏ ý muốn đền
+ Ông bà buồn, thất vọng vì cháu nói dối.
+ Nhận ra lỗi sai, ân hận, xin lỗi ông bà
- Câu chuyện kết thúc: ông bà tha lỗi, răn dạy về cái hại của việc nói dối, cần có sự trung thực trong cuộc sống.
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân qua câu chuyện: cảm thấy hối hận, tự hứa sẽ luôn trung thực, không khiến người thân thất vọng.
3, Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm thế nào: đáng nhớ, bản thân có một bài học quý.
Bản thân cảm thấy thêm kính trọng, yêu thương ông bà.