Giới thiệu về Giắc Lân-đơn và tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã năm 2023
Giới thiệu về Giắc Lân-đơn và tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã năm 2023
Bài văn Giới thiệu về Giắc Lân-đơn và tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
Bài văn mẫu
1. Tác giả
Giắc Lân-đơn (1876-1916) là nhà văn hiện thực Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Thời thơ ấu và thanh niên của ông là những năm dài vất vả kiếm sống. Mãi đến năm 1895, ông mới được vào Đại học Ơ-cơ-len, vừa gác cổng vừa đi học. Năm 1896; ông theo đoàn người đi tìm vàng đến vùng Klân-đai-cơ thuộc Ca-na-đa và đã nếm đủ mọi mùi gian khổ, cay đắng: Đói rét, bệnh tật, hiểm nguy, cái chết rình rập, ...
Năng khiếu văn học bộc lộ khá sớm ngay từ thời sinh viên. Sau chuyến đi dài, đi xa, đi tìm vàng, hàng loạt tác phẩm của ông ra đời: "Tiếng gọi nơi hoang dã" (1903), "Mactin Eđen (1903), '"Gấu biền" (1904) "Tình yêu cuộc sống" (1907), "Gót sắr (1907), v.v ...
2. Tác phẩm
Năm 1903, tiểu thuyết "Tiếng gọi nơi hoang dã" ra đời, đó là kết quả của chuyên đi tới Klân đai cơ tìm vàng. Tác phẩm đã gây một tiếng vang rất lớn.
Bấc là một con chó tinh khôn và trải qua nhiều bất hạnh. Nó bị bắt cóc đưa lên vùng A-la-xca trên Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc như một vật chuyên đổi, phải làm việc cực nhọc ưong bão tuyết, phải qua tay nhiều chủ độc ác và nhẫn tâm, bị bạc đãi. Nó đã sống những năm tháng với Giôn Thoóc-tơn vô cùng đẹp đẽ, tình nghĩa, "một tình yêu thương thực sự nồng nàn". Mấy lần Bấc dũng cảm xả thân cứu chủ khi cái chết đã cầm chắc trong tay. Giôn Thoóc-tơn là người có lòng nhân từ đối với nó, cảm hóa nó. Giữa vùng Bắc cực băng giá, người và vật đã sống trong tình bạn ít có. Sau khi Giôn Thoóc-tơn đột ngột qua đời, Bấc như mất hồn, đau đớn. Nó dứt bỏ con người hoàn toàn, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con sói hoang.
Tiểu thuyết "Tiếng gọi nơi hoang dã" không chỉ phản ánh cuộc sống và những mảnh đời dữ dội của những đoàn người đi tìm vàng. Mong có một cơ may đổi đời, nhưng đã đổ bao nhiêu máu và nước mắt. Tác phẩm giầu tính nhân bản. Nhà văn kể lại đời sống phong phú kỳ lạ của con chó Bấc như muốn nhắn gửi độc giả một đôi điều. Không chỉ con người phải được sống trong tình thương mà loài vật cũng phải được sống trong tình thương. Mất tình thương, tâm hồn bị khô héo, người và vật trở lại bản năng hoang dã.
"Tiếng gọi nơi hoang dã" là cuốn tiểu thuyết vô song trong thế kỉ 20 đã có những trang viết về con chó hay nhất, cảm động nhất, tình nghĩa nhất.