X

Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Một người dùng búa để nhổ đinh như hình vẽ. Biết lực cản của gỗ lên đinh là 1 000 N


Câu hỏi:

Một người dùng búa để nhổ đinh như hình vẽ.

Một người dùng búa để nhổ đinh như hình vẽ.  Biết lực cản của gỗ lên đinh là 1 000 N (ảnh 1)

Biết lực cản của gỗ lên đinh là 1 000 N. Xác định độ lớn tối thiểu của lực mà người đó cần tác dụng để nhổ được đinh.

A. 50 N.

B. 100 N.
C. 150 N.
D. 200 N.

Trả lời:

Đáp án đúng là B

Một người dùng búa để nhổ đinh như hình vẽ.  Biết lực cản của gỗ lên đinh là 1 000 N (ảnh 2)

Các lực tác dụng lên búa gồm  F do tay tác dụng lên cán búa và  F2 là lực cản của gỗ lên búa (qua đinh).

Khi nhổ đinh, búa quay quanh điểm tựa O như hình vẽ.

Lực F có tác dụng làm búa quay quanh O theo chiều kim đồng hồ,  F2 có tác dụng làm búa quay quanh O ngược chiều kim đồng hồ. Lực cần tác dụng để nhổ được đinh tối thiểu gây ra mômen lực bằng mômen lực cản của gỗ:

 F.0,2=1000.0,02F=100N

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 KNTT có lời giải hay khác:

Câu 1:

Một cái thước AB = 1,2 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm. Một lực F1 = 5 N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai tác dụng lên đầu B của thước theo phương vuông góc với thước (không vẽ trên hình). Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động thì lực tác dụng vào đầu B của thước có hướng và độ lớn như thế nào?

Một cái thước AB = 1,2 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục quay O cách đầu A một khoảng 80 cm. (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 2:

Một người dùng tay tác dụng lực F nâng vật là một thanh rắn đồng chất dài 1m như hình dưới đây. Biết góc giữa thanh và sàn nhà là 300 và thanh rắn có trọng lượng 20 N. Độ lớn của lực F là

Một người dùng tay tác dụng lực F nâng vật là một thanh rắn đồng chất dài 1m như hình dưới đây. (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 3:

Một thanh đồng chất có chiều dài L, trọng lượng 200 N, treo một vật có trọng lượng 450 N vào thanh như Hình 21.2. Các lực  F1,F2 của thanh tác dụng lên hai điểm tựa có độ lớn lần lượt là

Một thanh đồng chất có chiều dài L, trọng lượng 200 N, treo một vật có trọng lượng 450 N (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 4:

Một đường ống đồng chất có trọng lượng 100 N, chiều dài L, tựa trên điểm tựa như hình vẽ. Khoảng cách x và phản lực FR của điểm tựa tác dụng lên đường ống là

Xem lời giải »


Câu 5:

Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm G cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang cách đầu A là 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

Xem lời giải »


Câu 6:

Một thanh gỗ dài 1,8 m nặng 30 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với trần nhà nằm ngang một góc 45°. Biết trọng tâm G của thanh gỗ cách đầu gắn sợi dây 60 cm. Tính lực căng của sợi dây. Lấy g = 10 m/s2.

Một thanh gỗ dài 1,8 m nặng 30 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây (ảnh 1)

Xem lời giải »


Câu 7:

Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6N, có đầu A tì vào sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k = 250 N/m, theo phương thẳng đứng như hình vẽ. Độ dãn của lò xo khi thanh cân bằng là

Xem lời giải »


Câu 8:

Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho  14 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy  g=10m/s2

Xem lời giải »