Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 4: Sóng dừng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 4: Sóng dừng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.
Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 4: Sóng dừng
I. Hiện tượng sóng dừng trên dây
- Hiện tượng xuất hiện các điểm đứng yên ở những vị trí xác định khi đang có sóng lan truyền gọi là hiện tượng sóng dừng.
- Những điểm đứng yên được gọi là nút sóng, những điểm chính giữa hai nút sóng là những điểm dao động với biên độ lớn nhất được gọi là bụng sóng.
II. Giải thích sự tạo thành sóng dừng
· Sự tạo thành sóng dừng là do sự kết hợp giữa sóng tới và sóng phản xạ.
· Ví dụ như trên sóng dừng trên sợi dây đàn hồi: mỗi điểm trên dây sẽ nhận được đồng thời sóng tới từ đầu A dao động theo cần rung và sóng phản xạ từ đầu B cố định. Hai sóng này cùng tần số, cùng biên độ nên xảy ra hiện tượng giao thoa sóng và sóng tổng hợp tạo ra tại mỗi điểm trên dây được mô tả như hình trên. Kết quả thu được các nút sóng, bụng sóng.
· Điều kiện để quan sát được sóng dừng trên dây thì chiều dài sợi dây phải thoả mãn:
- Đối với sợi dây có hai đầu cố định (coi như 2 nút sóng):
với k = 1, 2, 3,…
- Đối với sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do (đầu tự do coi như bụng sóng):
với k = 0, 1, 2,…
III. Đo tốc độ truyền âm
Khi một âm thanh có tần số cố định f phát ra và bị phản xạ lại, âm phản xạ sẽ kết hợp với âm đến và có thể xảy ra hiện tượng sóng dừng. Tại các bụng sóng, âm thanh nghe được sẽ to nhất, tại các nút sóng, âm thanh nghe được sẽ nhỏ nhất. Hiện tượng này được ứng dụng để đo tốc độ truyền âm trong không khí.