Lý thuyết Vật Lí 12 Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Vật Lí 12 Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 12.
Lý thuyết Vật Lí 12 Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học - Chân trời sáng tạo
1. Nội năng
Khái niệm về nội năng
Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật. Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ T và thể tích V của vật.
Thí nghiệm về mối liên hệ giữa nội năng và năng lượng của các phân tử tạo nên vật
Sau một thời gian ngắn bị đốt nóng, chiếc nút đậy bị đẩy bật ra khỏi ống nghiệm.
Khi bị đốt nóng, không khí trong ống nghiệm bị nóng lên, nhiệt độ khối khí tăng lên, nội năng khí tăng. Theo mô hình động học phân tử, khi nhiệt độ khối khí tăng, các phân tử khí chuyển động nhiệt nhanh hơn nên va chạm với thành ống nghiệm nhiều hơn và mạnh hơn làm áp suất khí trong ống tăng lên. Đến một nhiệt độ nào đó, áp suất này tạo ra lực đẩy đủ lớn làm bật nút đậy ra khỏi ống nghiệm.
Khi năng lượng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng thì nội năng của vật tăng và ngược lại.
2. Các cách làm thay đổi nội năng
Thực hiện công
Quá trình thực hiện công làm cho nội năng của vật thay đổi, vật nhận công thì nội năng tăng, vật thực hiện công cho vật khác thì nội năng giảm.
Truyền nhiệt
Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì xảy ra quá trình truyền nhiệt. Quá trình này làm thay đổi nội năng của các vật.
Nhiệt lượng, nhiệt dung riêng
Công thức xác định nhiệt lượng mà một vật có khối lượng m trao đổi khi thay đổi nhiệt độ từ T, (K) đến T, (K) là:
Q = mc(T2 - T1)
Trong đó: c là hằng số phụ thuộc vào chất tạo nên vật, gọi là nhiệt dung riêng của chất đó, đơn vị là J/kg.K. Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị bằng nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ của 1 kg của chất đó lên 1 K.
Q > 0: vật nhận nhiệt lượng, nhiệt độ của vật tăng lên.
Q < 0: vật truyền nhiệt lượng cho vật khác, nhiệt độ của vật giảm xuống.
Trong hệ SI, đơn vị đo nhiệt lượng là jun (J), ngoài ra nhiệt lượng còn được tính theo đơn vị calo (cal).
1 cal = 4,186 J
Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị bằng nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ của 1 kg của chất đó lên 1 K. Biểu thức:
3. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Theo định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng thì độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được:
ΔU = A + Q
Đây là nội dung của định luật 1 của nhiệt động lực học.
Trong đó: ΔU là độ biến thiên nội năng của vật.
A, Q là các giá trị đại số.
Ý nghĩa về dấu các đại lượng trong biểu thức như sau:
Q > 0: vật nhận nhiệt lượng; Q < 0: vật truyền nhiệt lượng.
A > 0: vật nhận công; A < 0: vật thực hiện công.