Lý thuyết Vật Lí 12 Bài 5: Thuyết động học phân tử chất khí - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Vật Lí 12 Bài 5: Thuyết động học phân tử chất khí sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 12.
Lý thuyết Vật Lí 12 Bài 5: Thuyết động học phân tử chất khí - Chân trời sáng tạo
1. Chuyển động Brown
Chuyển động Brown là chuyển động hỗn loạn, không ngừng, có quỹ đạo là những đường gấp khúc bất kì của các hạt nhẹ trong chất lỏng và chất khí.
Chuyển động Brown chứng tỏ các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng. Nhiệt độ càng cao, các phân tử khí chuyển động càng nhanh.
2. Chất khí
Tính chất của chất khí
Chất khí:
- Có hình dạng và thể tích của bình chứa nó.
- Có khối lượng riêng nhỏ hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.
- Dễ bị nén.
- Gây ra áp suất lên thành bình chứa nó. Khi nhiệt độ tăng, áp suất khí tác dụng lên thành bình tăng.
Lượng chất
Lượng chất chứa trong một vật được xác định dựa vào số phân tử được chứa trong vật đó.
Đơn vị đo lượng chất là mol: Mol là lượng chất trong đó chứa số phân tử (hoặc nguyên tử) bằng N = 6,02.1023 mol-1
N được gọi là số Avogadro (số phân tử trong 1 mol chất).
Số mol của mẫu chất có khối lượng m là:
3. Thuyết động học phân tử chất khí
Chất khí gồm tập hợp rất nhiều các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách trung bình giữa chúng.
Các phân tử khí luôn chuyển động hỗn loạn, không ngừng. Nhiệt độ càng cao, các phân tử khí chuyển động càng nhanh. Trong quá trình chuyển động, các phân tử khí va chạm với thành bình chứa, gây ra áp suất lên thành bình.