Trạng ngữ (Tiếp theo) trang 40, 41 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Trạng ngữ (Tiếp theo) trang 40, 41 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 4 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2.

Trạng ngữ (Tiếp theo) trang 40, 41 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2

I. Nhận xét

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:

Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời mưa phùn. Đêm hôm sau, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi.

Trả lời:

Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời mưa phùn. Đêm hôm sau, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 2: Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong mỗi câu trên? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Ở vị trí đầu câu.

c) Ở vị trí cuối câu.

b) Ở vị trí giữa câu.

d) Ở nhiều vị trí trong câu.

Trả lời:

a) Ở vị trí đầu câu.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 3: Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Dấu chấm.

b) Dấu phẩy.

c) Dấu gạch ngang.

d) Dấu ngoặc đơn.

Trả lời:

b) Dấu phẩy.

II. Luyện tập

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:

Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm.

Trả lời:

Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 41 Bài 2: Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Gạch dưới trạng ngữ trong câu đó.

Trả lời:

Mẫu 1

Các chiến sĩ ở Trường Sa là những người lính mà em rất ngưỡng mộ và kính trọng. Các anh ấy làm nhiệm vụ ở nơi biển đảo, phải rời xa gia đình và người thân. Ở Trường Sa, các anh huấn luyện, đi tuần và làm các nhiệm vụ được giao để bảo vệ bình yên cho tổ quốc. Em rất biết ơn trước sự hi sinh và cống hiến cho tổ quốc của các anh. Rất mong các anh luôn khỏe mạnh, vững tay súng, chắc bước chân để bảo vệ cho độc lập của đất nước.

→ Câu văn có trạng ngữ: Ở Trường Sa, các anh huấn luyện, đi tuần và làm các nhiệm vụ được giao để bảo vệ bình yên cho tổ quốc

Mẫu 2

Ở Trường Sa xa xôi, những người lính đảo vẫn đang ngày đêm miệt mài thực hiện nhiệm vụ của mình. Các anh rời xa gia đình và người thân để đến vùng đảo xa công tác. Ngày ngày các anh kiên trì tuần tra, tập luyện để luôn giữ vững tinh thần, sẵn sàng chiến đấu bất kì lúc nào vì tổ quốc thân yêu. Với sứ mệnh cao cả ấy, các chiến sĩ ở Trường Sa chính là những người hùng thực sự mà lòng em luôn kính trọng và biết ơn sâu sắc.

→ Câu văn có trạng ngữ: Ở Trường Sa xa xôi, những người lính đảo vẫn đang ngày đêm miệt mài thực hiện nhiệm vụ của mình.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác: