Kiểm tra xem trong các số –1, 0, 1, 2, số nào là nghiệm của mỗi đa thức sau
Kiểm tra xem trong các số –1, 0, 1, 2, số nào là nghiệm của mỗi đa thức sau:
Giải vở bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 6
Câu 4 trang 62 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Kiểm tra xem trong các số –1, 0, 1, 2, số nào là nghiệm của mỗi đa thức sau:
a) 3x – 6;
b) x4 – 1;
c) 3x2 – 4x;
d) x2 + 9.
Lời giải:
a) Ta có: P(x) = 3x – 6
Thay lần lượt các giá trị x = – 1, x = 0, x = 1 và x = 2 vào đa thức P(x), ta được:
P(–1) = 3.( –1) – 6 = –3 – 6 = –9 ≠ 0
P(0) = 3.0 – 6 = –6 ≠ 0
P(1) = 3.1 – 6 = –3 ≠ 0
P(2) = 3.2 – 6 = 0
Vậy x = 2 là nghiệm của đa thức P(x) = 3x – 6.
b) Ta có: Q(x) = x4 – 1
Thay lần lượt các giá trị x = – 1, x = 0, x = 1 và x = 2 vào đa thức Q(x), ta được:
Q(–1) = (–1)4 – 1 = 1 – 1 = 0
Q(0) = 04 – 1 = –1 ≠ 0
Q(1) = 14 – 1 = 0
Q(2) = 24 – 1 = 15 ≠ 0
Vậy x = –1, x = 1 là nghiệm của đa thức Q(x) = x4 – 1
c) Ta có: H(x) = 3x2 – 4x
Thay lần lượt các giá trị x = – 1, x = 0, x = 1 và x = 2 vào đa thức H(x), ta được:
P(–1) = 3.( –1)2 – 4.( –1) = 3.1 + 4 = 7 ≠ 0
P(0) = 3.02 – 4.0 = 0 P(1) = 3.12 – 4.1 = –1 ≠ 0
P(2) = 3.22 – 4.2 = 3.4 – 8 = 4 ≠ 0
Vậy x = 0 là nghiệm của đa thức H(x) = 3x2 – 4x.
d) Ta có: K(x) = x2 + 9
Thay lần lượt các giá trị x = – 1, x = 0, x = 1 và x = 2 vào đa thức K(x), ta được:
Q(–1) = (–1)2 + 9 = 10
Q(0) = 02 + 9 = 9
Q(1) = 12 + 9 = 10
Q(2) = 22 + 9 = 13
Vậy không có số nào trong 4 số đã cho là nghiệm của đa thức K(x) = x2 + 9.