X

VBT Toán 7 Cánh diều

Giải Vở bài tập Toán 7 trang 108 Tập 2 Cánh diều


Với Giải VBT Toán 7 trang 108 Tập 2 trong Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Toán 7 trang 108.

Giải VBT Toán 7 trang 108 Tập 2 Cánh diều

Câu 4 trang 108 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G. Gọi H là hình chiếu của A trên đường thẳng BC. Giả sử H là trung điểm của đoạn thẳng BM. Chứng minh:

a) ∆AHB = ∆AHM;

b) AG = 23AB.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G. Gọi H là hình chiếu của A

a) Xét hai tam giác vuông AHB và AHM, ta có:

AH là cạnh chung;

HB = HM (giả thiết);

Suy ra ∆AHB = ∆AHM (hai cạnh góc vuông).

b) Vì ∆AHB = ∆AHM nên AB = AM (1)

Vì hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại G nên G là trọng tâm tam giác ABC, suy ra AG = 23 AM (2)

Từ (1) và (2) suy ra AG = 23 AB.

Câu 5 trang 108 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Hình 81 là mặt cắt đứng một ngôi nhà ba tầng có mái dốc. Mỗi tầng cao 3,3 m. Mặt cắt mái nhà có dạng tam giác ABC cân tại A với đường trung tuyến AH dài 1,2 m. Tại vị trí O là trọng tâm tam giác ABC, người ta làm tâm cho một cửa sổ có dạng hình tròn.

a) AH có vuông góc với BC không? Vì sao?

b) Vị trí O ở độ cao bao nhiêu mét so với mặt đất.

Hình 81 là mặt cắt đứng một ngôi nhà ba tầng có mái dốc. Mỗi tầng cao 3,3 m

Lời giải:

a) Ta có AB = AC (tính chất tam giác cân), suy ra điểm A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng BC.

HB = HC (giả thiết), suy ra điểm H thuộc đường trung trực của đoạn thẳng BC.

Do đó AH là đường trung trực của đoạn thẳng BC. Vậy AH ⊥ BC.

b) Vì O là trọng tâm tam giác ABC nên HO = 13AH = 0,4 m

Điểm O ở độ cao so với mặt đất là 3.3,3 + 0,4 = 10,3 m

Lời giải Vở bài tập Toán 7 Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Vở bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: