Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì thực phẩm đóng gói
Vở thực hành KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người - Kết nối tri thức
Bài 32.8 trang 37 Vở thực hành KHTN 8:
1. Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì thực phẩm đóng gói.
2. Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Đề xuất biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu.
Lời giải:
1. Ý nghĩa của thông tin trên bao bì thực phẩm đóng gói:
- Hạn sử dụng: Giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn. Không nên sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
- Giá trị dinh dưỡng: Giúp người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để lựa chọn đúng nhu cầu.
- Thông tin nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ: Giúp người tiêu dùng xác định rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn sử dụng: Giúp người tiêu dùng bảo quản và chế biến đúng cách, giữ được các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm.
2. Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Khi ăn phải phải thực phẩm không an toàn, con người có thể bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy; rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi,… Thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau một thời gian như ung thư, rối loạn chức năng không giải thích được, vô sinh, gây quái thai,…
3. Đề xuất biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu:
- Biện pháp lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng.
- Biện pháp chế biến thực phẩm: Chế biến hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín, khu chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận,… Các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chỉ sử dụng khi còn hạn sử dụng.
- Biện pháp bảo quản thực phẩm: Lựa chọn các phương pháp bảo quản an toàn, phù hợp cho từng loại thực phẩm như: những thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh; không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín;…
Lời giải vở thực hành KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người hay khác:
Bài 32.1 trang 35 Vở thực hành KHTN 8: Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng ...
Bài 32.2 trang 35 Vở thực hành KHTN 8: Quan sát Hình 32.1 SGK KHTN 8 và dựa vào kiến thức đã học ...
Bài 32.3 trang 35 Vở thực hành KHTN 8: Trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng ...
Bài 32.4 trang 35 Vở thực hành KHTN 8: Trình bày các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng ...
Bài 32.6 trang 36 Vở thực hành KHTN 8: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và cơ sở khoa học ...
Bài 32.9 trang 38 Vở thực hành KHTN 8: Kết quả điều tra một số bệnh về đường tiêu hoá: ...
Bài 32.10 trang 38 Vở thực hành KHTN 8: Kết quả điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm: ...
Bài 32.11 trang 39 Vở thực hành KHTN 8: Ruột non có những đặc điểm nào phù hợp với vai trò ...
Bài 32.12 trang 39 Vở thực hành KHTN 8: Hoạt động nào sau đây không xảy ra ở dạ dày? ...
Bài 32.15 trang 39 Vở thực hành KHTN 8: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy đề xuất cách lựa chọn, ...