X

Vở thực hành Ngữ Văn 8

Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành củng cố, mở rộng trang 67, 68 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Thực hành củng cố, mở rộng trang 67, 68 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8.

Giải VTH Ngữ Văn 8 Thực hành củng cố, mở rộng trang 67, 68 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 67 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Thể thơ và bố cục các bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân.

Văn bản

Thể thơ

Các phần trong bố cục bài thơ

Câu thơ tương ứng

Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu

     

Lai Tân

     

Trả lời:

Văn bản

Thể thơ

Các phần trong bố cục bài thơ

Câu thơ tương ứng

Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu

Thất ngôn bát cú

Đề  – thực – luận – kết

- Đề:

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

- Thực:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

- Luận:

Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến

Váy lê quét đất, mụ đầm ra

- Kết:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó?

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà!

Lai Tân

Thất ngôn tứ tuyệt

Khởi – thừa – chuyển – hợp.

- Khởi: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc.

- Thừa: Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.

- Chuyển: Chong đèn, huyện trưởng làm công việc.

- Hợp: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Bài tập 2 trang 67 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những đối tượng và cái xấu bị châm biếm, đả kích trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân:

Văn bản

Đối tượng bị châm biếm, đả kích

Những cái xấu bị châm biếm đả kích

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

   

Lai Tân

   

Trả lời:

Văn bản

Đối tượng bị châm biếm, đả kích

Những cái xấu bị châm biếm đả kích

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Nhà nước thực dân phong kiến, sĩ tử và quan trường, người nước ngoài, nhân tài đất Bắc.

Chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta

Lai Tân

Bộ máy quan lại Lai Tân: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng.

Tình trạng thối nát vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân.

Bài tập 3 trang 68 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặc điểm của giọng điệu trào phúng trong bài thơ và ví dụ minh họa:

Giọng điệu trào phúng

Đặc điểm của giọng điệu

Ví dụ minh họa (tên bài thơ, tác giả)

Hài hước

   

Mỉa mai – châm biếm

   

Đả kích

   

Trả lời:

Giọng điệu trào phúng

Đặc điểm của giọng điệu

Ví dụ minh họa (tên bài thơ, tác giả)

Hài hước

Là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ, phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

Tự trào – Phạm Thái

Mỉa mai – châm biếm

Là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…

Hỏi thăm quan tuần mất cướp – Nguyễn Khuyến

Đả kích

Thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.

Đất Vị Hoàng – Trần Tế Xương

Bài tập 4 trang 68 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Suy nghĩ của em về ý kiến: “Tiếng cười trào phúng nhằm giễu cợt, mỉa mai, châm biếm, đả kích những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa nhưng mục đích cao nhất của nó là hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.”

Trả lời:

- Ý kiến trên đúng bởi nó đã khái quát được nghệ thuật của tiếng cười trào phúng. Các nhà văn, nhà thơ sử dụng nghệ thuật ấy nhằm tố cáo xã hội đương thời mục nát. những con người thực dụng nửa mùa, đưa tới những bài học giá trị nhân văn sâu sắc.

- Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật gây cười nhằm đả kích, châm biếm những hiện tượng xấu xa trong đời sống xã hội. Nó được biểu hiện qua việc xây dựng những mâu thuẫn trào phúng, nhân vật trào phúng, cảnh tượng trào phúng, ngôn ngữ trào phúng, giọng điệu trào phúng...

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: