Vở thực hành Ngữ văn 8 Thực hành viết trang 70, 71 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Thực hành viết trang 70, 71 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8.
- Bài tập 1 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 2 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 3 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 4 trang 70 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 1 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 2 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 3 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
- Bài tập 4 trang 71 VTH Ngữ Văn 8 Tập 2
Giải VTH Ngữ Văn lớp 8 Thực hành viết trang 70, 71 - Kết nối tri thức
Trả lời:
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.
Trả lời:
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên cần đáp ứng các yêu cầu:
- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.
- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.
Trả lời:
Các bước cần tiến hành khi viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên:
- Lựa chọn đề tài.
- Tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết bài
Trả lời:
Những khía cạnh cần rà soát để chỉnh sửa nhằm hoàn thiện văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên:
- Bố cục chung của bài viết
- Mạch triển khai bài viết
- Mạch lạc, liên kết trong toàn bài viết và ở từng đoạn văn
- Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng
- Diễn đạt, trình bày hình thức văn bản.
Trả lời:
Mục đích của việc viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống: bộc lộ thẳng thắn, rõ ràng quan điểm của mình trước nhiều vấn đề của đời sống, với mong muốn những điều bất cập hoặc tiêu cực sớm được khắc phục.
Trả lời:
Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể).
- Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,...).
- Trinh bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng: ý nghĩa của việc xử lígiải quyết sự việc, hiện tượng;...).
- Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc, hiện tượng.
- Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí.
Trả lời:
Một số vấn đề của đời sống cần viết văn bản kiến nghị để cấp có thẩm quyền giải quyết:
- Thiết lập trật tự giao thông trong không gian trước cổng trường.
- Thay đổi địa điểm tập thể dục an toàn cho dân cư.
- Cải thiện công tác vệ sinh môi trường với không gian trường học của khu dân cư.
Trả lời:
Các phần nội dung của văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống:
- Phần mở đầu: Nêu rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan); nêu vấn đề kiến nghị.
- Phần nội dung:
+ Trình bày các biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị
+ Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từng cá nhân hay tập thể, cộng đồng.
+ Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có).
+ Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí (Ví dụ: đối với các cấp lãnh đạo và các tổ chức; đối với từng cá nhân trong cộng đồng;...).
- Phần kết thúc. Bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu sẽ được thực hiện.6