Giải Vở thực hành Toán 7 trang 28 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Với Giải VTH Toán 7 trang 28 Tập 2 trong Bài 5: Bài tập cuối chương 7 Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 28.
Giải VTH Toán 7 trang 28 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 28 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Có bao nhiêu biểu thức số, biểu thức đại số trong các biểu thức được cho sau đây?
3x – 5y; 6.2 – 35; 5.23 + 11; –x + y; xy2 – 3x.
A. 1; 4;
B. 3; 2;
C. 2; 3;
D. 0; 5.
Lời giải:
Biểu thức đại số là biểu thức gồm các số và các chữ (đại diện cho số) được nối với nhau bởi các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa tạo thành.
Ta có:
Các biểu thức số là: 6.2 – 35; 5.23 + 11.
Các biểu thức đại số là: 3x – 5y; –x + y; xy2 – 3x.
Chọn đáp án C.
Câu 2 trang 28 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Đa thức nào dưới đây là đa thức một biến?
A. x + y2 – 1;
B. x3 – 4x2 + 3;
C. x2y + x2 – 4;
D. xy2z – yz2 +5.
Lời giải:
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức một biến. Do đó đáp án B đúng.
Đa thức ở khẳng định A, C, D có 2 biến x, y.
Chọn đáp án B.
Câu 3 trang 28 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Sắp xếp –x + 5x4 – 8x5 – 2x2 + 3 theo lũy thừa giảm dần của biến ta được:
A. –8x5 + 5x4 – x – 2x2 + 3;
B. –8x5 – x – 2x2 + 3 + 5x4;
C. –8x5 + 5x4 – 2x2 – x + 3;
D. 3 – x – 2x2 + 5x4 – 8x5.
Lời giải:
Theo lũy thừa giảm dần của biến ta được: –8x5 + 5x4 – 2x2– x + 3.
Vậy chọn đáp án C.
Câu 4 trang 28 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho f(x) = x5 – 5x4 + x2 – 4 và g(x) = 5x4 + 7x3 – x2 + 7. Tìm tổng f(x) + g(x) rồi sắp xếp kết quả theo lũy thừa giảm dần của biến ta được:
A. x5 + 7x3 + 3;
B. –11 + 2x2 – 7x3 – 5x4 + x5;
C. x5 – 10x4 – 7x3 + 2x2 + 11;
D. –11 + 2x2 – 7x3 – 10x4 + x5.
Lời giải:
f(x) + g(x) = (x5 – 5x4 + x2 -4) + (5x4 + 7x3 – x2 + 7) = x5 – 5x4 + x2 – 4 + 5x4 + 7x3 – x2 + 7 = x5 + 7x3 + 3
Theo lũy thừa giảm dần của biến ta được: x5 + 7x3 + 3.
Vậy chọn đáp án A.
Câu 5 trang 28 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho f(x) = x5 – x4 + 5x2 – 1 và g(x) = –x4 + 7x3 – 5x2 + 2. Tìm hiệu f(x) – g(x) rồi sắp xếp kết quả theo lũy thừa giảm dần của biến ta được:
A. 11 + 2x2 + 7x3 – 6x4 + x5;
B. –11 + 2x2 – 7x3 – 6x4 + x5;
C. x5 – 7x3 + 2x2 – 11;
D. x5 – 7x3 + 10x2 – 3.
Lời giải:
f(x) – g(x) = (x5 – x4 + 5x2 – 1) – (–x4 + 7x3 – 5x2 + 2) = x5 – x4 + 5x2 – 1 + x4 – 7x3 + 5x2 – 2 = x5 – 7x3 + 10x2 – 3
Vậy chọn đáp án D.
Câu 6 trang 28 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho p(x) = 5x4 + x3 + 3x2 + 2x– 1 và q(x) = –5x4 – x3 + 3x2 + 4x – 5. Bậc của đa thức p(x) + q(x) thu được là:
A. 4;
B. 3;
C. 2;
D. 1.
Lời giải:
p(x) + q(x) = (5x4 + x3 + 3x2 + 2x - 1) + (5x4 - x3 + 3x2 + 4x 5)
= 5x4 + x3 + 3x2 + 2x -1 -5x4 -x3 + 3x2 + 4x 5
= 6x2 + 6x -6
Suy ra bậc của đa thức thu được là bậc 2.
Vậy chọn đáp án C.
Câu 7 trang 28 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Kết quả của phép tính (x – 3)(x + 2) bằng:
A. x2 – x – 5;
B. x2 – x – 6;
C. x2 – 3x – 5;
D. x2 + 2x – 6.
Lời giải:
(x – 3)(x + 2) = x2 + 2x – 3x – 6 = x2 – x – 6
Vậy chọn đáp án B.
Câu 8 trang 28 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Kết quả phép chia đa thức A = 4x3 – 4x2 + 3x – 3 cho đa thức B = x – 1 có thương là:
A. 4x2 + 3;
B. x2 – 1;
C. x2 – 2;
D. x2 + 2.
Lời giải:
Vậy chọn đáp án A.
Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 5: Bài tập cuối chương 7 Chân trời sáng tạo hay khác: