Giải Vở thực hành Toán 7 trang 30 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Với Giải VTH Toán 7 trang 30 Tập 2 trong Bài 5: Bài tập cuối chương 7 Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 30.
Giải VTH Toán 7 trang 30 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 6 trang 30 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho đa thức A = 3 – 2x + 4x2 và đa thức B = 5x2 – 1 + 4x.
a) Tính đa thức M = A + B;
b) Tính đa thức N = A – B.
Lời giải:
a) M = A + B = (3 – 2x + 4x2) + (5x2 – 1 + 4x)
= 3 – 2x + 4x2 + 5x2 – 1 + 4x
= (4x2 + 5x2) + (4x – 2x) + (3 – 1)
= 9x2 + 2x + 2.
b) N = A – B = (3 – 2x + 4x2) – (5x2 – 1 + 4x)
= 3 – 2x + 4x2 – 5x2 + 1 – 4x
= (4x2 – 5x2) + (– 4x – 2x) + (3 + 1)
= –x2 – 6x + 4.
Bài 7 trang 30 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Tìm đa thức A(x) biết B(x) + A(x) = C(x) với B(x) = 5x4 – 2x2 + 3x3 + 2x – 1; C(x) = 2x + 5.
Lời giải:
B(x) + A(x) = C(x) ⇒ A(x) = C(x) – B(x)
= (2x + 5) – (5x4 – 2x2 + 3x3 + 2x – 1)
= 2x + 5 – 5x4 + 2x2 – 3x3 – 2x + 1
= –5x4 – 3x3 + 6
Vậy A(x) = –5x4 – 3x3 + 6.
Bài 8 trang 30 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Thực hiện phép tính nhân A.B, biết:
a) A = 1 – x2 + 2x; B = x – 1;
b) A = 4x – 3 + x3; B = 1 + x.
Lời giải:
a) A.B = (1 – x2 + 2x).(x – 1) = x – 1 – x3 + x2 + 2x2 – 2x = –x3 + 3x2 – x – 1
b) A.B = (4x – 3 + x3). (1 + x) = 4x – 3 + x3 + 4x2 – 3x + x4 = x4 + x3 + 4x2 + x – 3
Bài 9 trang 30 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho đa thức A = m + 1 -3x2 + x3; B = x – 2 (m).
a) Thực hiện phép tính A chia B với m = 9;
b) Tìm m để A chia hết B.
Lời giải:
a) m = 9 ⇒ A = x3 – 3x2 + 10
Vậy A : B = x2 – x – 2 dư 6.
b)
Để A chia hết cho B thì kết quả sẽ không còn dư. Do đó: –3 + m = 0 ⇔ m = 3.
Vậy với m = 3 thì A chia hết cho B.
Bài 10 trang 30 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 2x + 1 (m), chiều rộng x – 2 (m), chiều cao x (m).
a) Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật trên.
b) Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật trên với x = 12m.
Lời giải:
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
2.x.(2x + 1 + x – 2) = 2x.(3x – 1) = 6x2 – 2x (m2).
Thể tích của hình hộp chữ nhật là: (2x + 1).(x – 2).x = 2x3 – 3x2 – 2x (m3).
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật với x = 12m là: 6.122 – 2.12 = 840 m2.
Thể tích hình hộp chữ nhật với x = 12m là: 2.123 – 3.122 – 2.12 = 3000 m3.
Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 5: Bài tập cuối chương 7 Chân trời sáng tạo hay khác: