Giải Vở thực hành Toán 7 trang 58 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Với Giải VTH Toán 7 trang 58 Tập 2 trong Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 58.

Giải VTH Toán 7 trang 58 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 2 trang 58 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Hãy vẽ ba đường cao của tam giác ABC vuông ở A. Cho biết trực tâm của tam giác này là điểm nào.

Hãy vẽ ba đường cao của tam giác ABC vuông ở A. Cho biết trực tâm của tam giác này là điểm nào

Lời giải:

Hãy vẽ ba đường cao của tam giác ABC vuông ở A. Cho biết trực tâm của tam giác này là điểm nào

Đường cao hạ từ C xuống AB là CA.

Đường cao hạ từ B xuống AC là BA.

Như vậy hai đường cao của tam giác ABC giao nhau tại A. Theo định lí về đường cao trong tam giác, A là giao 3 đường cao của tam giác ABC.

Trực tâm của tam giác ABC là A.

Bài 3 trang 58 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Trong hình dưới đây, đường nào trong các đường PE, BM, AD là đường cao của tam giác ABC? Vì sao?

Trong hình dưới đây, đường nào trong các đường PE, BM, AD là đường cao của tam giác ABC?

Lời giải:

BM không phải là đường cao vì BM không vuông góc với AC.

EP không là đường cao vì EP vuông góc với AB nhưng không xuất phát từ đỉnh nào của tam giác ABC.

AD là đường cao vì AD vuông góc với DC.

Bài 4 trang 58 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, góc A nhọn. Chứng minh hai đường cao BM và CN của tam giác ABC bằng nhau.

Cho tam giác ABC cân tại A, góc A nhọn. Chứng minh hai đường cao BM và CN

Lời giải:

Xét tam giác AMB vuông tại M và tam giác ANC vuông tại N.

AB = AC ( do tam giác ABC cân tại A).

Góc A chung.

Vậy tam giác AMB bằng tam giác ANC trong trường hợp cạnh huyền – góc nhọn.

Suy ra BM = CN.

Bài 5 trang 58 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho ABC là tam giác nhọn có BM và CN là hai đường cao bằng nhau. Chứng minh tam giác ABC cân tại A.

Cho ABC là tam giác nhọn có BM và CN là hai đường cao bằng nhau

Lời giải:

Xét tam giác MBC vuông tại M và tam giác NCB vuông tại N.

BM = CN (gt)

Cạnh chung BC.

Vậy tam giác MBC bằng tam giác NCB theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông.

Suy ra NBC^=MCB^hay ABC^=ACB^ nên tam giác ABC cân tại A.

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: