Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau
Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau:
Giải vở thực hành Toán 7 Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố
Bài 5 trang 60 vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2: Gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau:
a) G: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số chẵn” và H: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số lẻ”.
b) K: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 4”.
Lời giải:
a) Vì có 3 mặt số chẵn là 2, 4, 6; 3 mặt số lẻ là 1, 3, 5; con xúc xắc cân đối nên hai biến cố G và H là đồng khả năng. Mặt khác, luôn xảy ra biến cố G hoặc biến cố H nên xác suất của hai biến cố G, H bằng nhau và bằng .
b) Xét 6 biến cố sau:
“Số chấm xuất hiện là 1”;
“Số chấm xuất hiện là 2”;
“Số chấm xuất hiện là 3”;
“Số chấm xuất hiện là 4”;
“Số chấm xuất hiện là 5”;
“Số chấm xuất hiện là 6”.
Do con xúc xắc cân đối nên sáu biến cố trên là đồng khả năng.
Mặt khác, luôn xảy ra một và chỉ một biến cố trong sáu biến cố này.
Vậy xác suất của biến cố “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 4” bằng .