Giải Vở thực hành Toán 7 trang 58 Tập 2 Kết nối tri thức
Với Giải VTH Toán 7 trang 58 Tập 2 trong Bài 29: Làm quen với biến cố Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 58.
Giải Vở thực hành Toán 7 trang 58 Tập 2 Kết nối tri thức
Bài 4 trang 58 vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp S = {12; 16; 18; 20; 22; 24; 30}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn hay biến cố không thể?
a) Biến cố A: “Chọn được số lẻ”.
b) Biến cố B: “Chọn được số chia hết cho 5”.
c) Biến cố C: “Chọn được số lớn hơn 11”.
Lời giải:
a) Biến cố A là biến cố không thể vì mọi số trong tập hợp S đều là số chẵn.
b) Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì nó xảy ra nếu ta chọn được số 20 hoặc số 30 và không xảy ra nếu ta chọn được số 12 hoặc một trong các số còn lại.
c) Biến cố C là biến cố chắc chắn vì mọi số trong tập hợp S đều lớn hơn 11.
Bài 5 trang 58 vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2: Hai bạn An, Bình mỗi người gieo một con xúc xắc. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn hay biến cố không thể?
a) Biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là số nguyên dương”,
b) Biến cố B: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 1”.
c) Biến cố C: “Tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lớn hơn 12”.
Lời giải:
a) Vì số chấm trên con xúc xắc luôn là các số nguyên dương nên biến cố A luôn xảy ra. Vậy A là biến cố chắc chắn.
b) Biến cố B xảy ra khi số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 1. Biến cố B không xảy ra khi số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 2 và 3 (có thể chọn các số nguyên dương khác 1, nhỏ hơn 7 khác). Vậy B là biến cố ngẫu nhiên.
c) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn nhất là 12, khi số chấm trên mặt xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6. Do đó, biến cố C không xảy ra.
Vậy C là biến cố không thể.
Lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Bài 29: Làm quen với biến cố Kết nối tri thức hay khác: