Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 37 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 37 trong Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ sách Cánh diều. Với lời giải hay nhất, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.
Chuyên đề Hóa học 10 trang 37 Cánh diều
Vận dụng 4 trang 37 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Vì sao nhiệt độ tự bốc cháy của xăng lớn hơn nhiệt độ tự bốc cháy của da làm túi xách nhưng người ta chỉ đặt biển cấm lửa tại các trạm bơm xăng?
Lời giải:
Vì nhiệt độ tự bốc cháy của xăng là 247 – 280oC tuy nhiên điểm chớp cháy của xăng rất thấp (-43oC) nên khi tiếp xúc với nguồn lửa xăng dễ bốc cháy.
⇒ Người ta cần đặt biển cấm lửa tại các trạm bơm xăng.
Câu hỏi 5 trang 37 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Hãy kể một số quá trình nổ quan sát được trong thực tế.
Lời giải:
Một số quá trình nổ quan sát được trong thực tế:
- Nổ săm lốp xe khi bị bơm quá căng
- Nổ bóng bay khi bơm (thổi) quá căng hoặc có vật sắc nhọn chạm vào
- Nổ bình gas.
- Nổ pháo hoa.
- Nổ mìn khai thác đá vôi.
Vận dụng 5 trang 37 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Phích đựng nước với phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc gồm 2 lớp, giữa 2 lớp này là chân không. Giải thích vì sao nổ ruột phích đựng nước là sự nổ vật lí.
Lời giải:
Nổ ruột phích đựng nước là do nước nóng và hơi nước trong ruột giãn nở đột ngột khiến cho áp suất tăng, không kèm theo phản ứng hóa học.
⇒ Là sự nổ vật lí
Câu hỏi 6 trang 37 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Các trường hợp sau đây là nổ vật lí hay nổ hóa học?
a) Nổ nồi áp suất khi đun nấu.
b) Nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu.
Lời giải:
a) Nổ nồi áp suất khi đun nấu do áp suất hơi trong nồi quá lớn ⇒ Là sự nổ vật lí
b) Nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu là sự nổ hóa học. Do một lượng hơi dầu vẫn còn tích tụ bắt cháy gây nổ.
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ Cánh diều hay khác: