Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 40 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 40 trong Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ sách Cánh diều. Với lời giải hay nhất, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.

Chuyên đề Hóa học 10 trang 40 Cánh diều

Bài tập 1 trang 40 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Phân loại các chất, thiết bị sau vào ba nhóm nhiên liệu, chất oxi hóanguồn nhiệt: lò sưởi, ngọn lửa, oxygen trong bình chứa, diêm, bật lửa, gỗ, giấy, thiết bị điện, không khí.

Lời giải:

Nhiên liệu: diêm, gỗ, giấy.

Chất oxi hóa: oxygen trong bình chứa, không khí.

Nguồn nhiệt: lò sưởi, ngọn lửa, bật lửa, thiết bị điện.

Bài tập 2 trang 40 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Nhựa PVC có công thức cấu tạo là

Nhựa PVC có công thức cấu tạo trang 40 Chuyên đề Hoá học 10

khi bị đốt cháy có thể sinh ra các sản phẩm nào? Phân tích về tác hại (nếu có) của những sản phẩm đó.

Lời giải:

Nhựa PVC khi bị đốt cháy có thể sinh ra các khí độc như: HCl, CO, COCl2, CH3Cl, CO2, H2O, … gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Nếu nồng độ CO trong không khí là 1,28% (theo thể tích) thì con người bất tỉnh sau 2 -3 nhịp thở, chết sau 2 – 3 phút.

HCl gây ngứa da, ho, chảy nước mắt. Nếu bị nhiễm nặng có thể đau đầu hoặc gây tổn thương phổi.

COCl2 thuộc nhóm chất độc hóa học. Gây tổn thương đường hô hấp có thể dẫn đến tử vong.

CH3Cl khí độc gây tê liệt hệ thần kinh, có thể dẫn đến tử vong.

CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Bài tập 3 trang 40 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Dựa vào điểm chớp cháy của các chất hữu cơ dưới đây, hãy cho biết những chất nào là chất lỏng dễ cháy; chất lỏng có thể cháy.

Bảng 5.1. Điểm chớp cháy của một số chất hữu cơ

Dựa vào điểm chớp cháy của các chất hữu cơ dưới đây, hãy cho biết những chất nào

Lời giải:

Chú ý: Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC được gọi là chất lỏng dễ cháy.

Chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8oC gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

Chất lỏng dễ cháy: Benzene, Ethanol, Butane, Acetone

Chất lỏng có thể gây cháy: Hexanol, Glycerol

Bài tập 4 trang 40 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Hãy nêu vai trò của dây dẫn điện tiếp đất (ở các nhà máy, công xưởng, sợi xích sắt tiếp đất của ô tô chở xăng dầu,...)

Lời giải:

- Ở các nhà máy, công xưởng thường sử dụng dây dẫn điện tiếp đất bằng cách lấy một thanh sắt cắm sâu xuống đất chừng 10 cm, sau đó nối các thiết bị điện vào thanh sắt bằng dây điện. Như vậy dòng điện đã được truyền bớt xuống đất thông qua dây điện và thanh sắt, giảm thiểu nguy cơ điện giật khi chạm vào vỏ các thiết bị điện, đồng thời giam nguy cơ rò rỉ và chập điện gây ra cháy nổ.

- Khi di chuyển, xăng dầu cọ xát với bồn chứa, bồn chứa cọ sát với không khí nên bị nhiễm điện và dễ xảy ra sự phóng điện giữa chúng. Do vậy các xe chở xăng có dây xích nhỏ thả xuống lòng đường (dây dẫn điện tiếp đất) để điện tích dịch chuyển từ bồn chứa và xăng dầu xuống lòng đường qua dây xích, tránh gây cháy nổ.

Bài tập 5 trang 40 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Nổ khí trong bếp gas gia đình thường là sự nổ hóa học nhưng đôi khi lại là nổ vật lí. Hãy cho biết khi nào thì gây ra sự nổ hóa học, khi nào thì gây ra sự nổ vật lí.

Lời giải:

- Sự nổ vật lí xảy ra khi áp suất trong bình quá cao, bình không chịu đựng được áp suất nén. Nổ khí gas hiếm khi do nổ vật lí.

- Sự nổ hóa học thường xảy ra khi rò rỉ khí gas ra ngoài, tập trung tại một không gian tương đối kín, khi bị cháy thì phát nổ do phản ứng cháy nhanh gây giãn nở tốc độ lớn.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: