Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 38 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 38 trong Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ sách Cánh diều. Với lời giải hay nhất, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.

Chuyên đề Hóa học 10 trang 38 Cánh diều

Câu hỏi 7 trang 38 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Trong trường hợp nào thì phản ứng của CH4 với O2 là phản ứng cháy, phản ứng nổ? Thảo luận tương tự với trường hợp của cồn.

Lời giải:

Trong trường hợp một lượng lớn CH4 bị đốt nóng mạnh với O2 làm cho thể tích tăng đột ngột, kèm theo tiếng nổ là phản ứng nổ.

Trong trường hợp một lượng nhỏ CH4 phản ứng từ từ với O2 không làm tăng thể tích đột ngột, không kèm theo tiếng nổ là phản ứng cháy.

Tương tự một lượng lớn cồn bị đốt nóng mạnh với O2 làm cho thể tích tăng đột ngột, kèm theo tiếng nổ là phản ứng nổ.

Trong trường hợp một lượng nhỏ cồn phản ứng từ từ với O2 không làm tăng thể tích đột ngột, không kèm theo tiếng nổ là phản ứng cháy.

Luyện tập trang 38 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Áp dụng điều kiện cháy theo “tam giác lửa” cho phản ứng nổ có luôn đúng hay không?

Lời giải:

Áp dụng điều kiện cháy theo “tam giác lửa” cho phản ứng nổ không phải luôn đúng.

Áp dụng điều kiện cháy theo tam giác lửa cho phản ứng nổ có luôn đúng hay không?

Ví dụ: Sự nổ vật lí gây ra bởi sự giãn nở rất nhanh về thể tích mà không kèm theo phản ứng hóa học ⇒ Không cần đến yếu tố chất oxi hóa (oxygen)

Vận dụng 6 trang 38 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Quả bóng bay, khi được bơm bằng hydrogen sẽ bay rất cao do khí hydrogen rất nhẹ. Tuy nhiên, đã có nhiều vụ nổ thương tâm gây ra bởi bóng bay hydrogen.

a) Có thể thay hydrogen bằng khí nào khác an toàn hơn?

b) Thảo luận cách phòng tránh các vụ nổ gây bởi bóng bay hydrogen.

Lời giải:

a) Có thể thay hydrogen bằng khí helium (He) sẽ an toàn hơn.

Khí hydrogen là khí nguy hiểm vì rất dễ cháy nổ. Bởi vì cấu trúc phân tử của khí hydrogen rất bé, thẩm thấu cực nhanh và dễ dàng qua màng bóng bay. Mặt khác khí hydrogen khi kết hợp với khí oxygen với tỉ lệ 2 : 1 tạo hỗn hợp nổ rất mạnh. Nên chỉ cần khi gặp không khí nóng, cầm bóng khi đi ngoài trời nắng hay tiếp xúc với ánh đèn là có thể đủ điều kiện kích thích trái bóng nổ tung.

b) Cách phòng tránh các vụ nổ gây bởi bóng bay hydrogen

- Sử dụng khí helium thay cho hydrogen khi bơm vào bóng bay.

- Không mang bóng bay hydrogen vào trong nhà bởi nếu tiếp xúc với bóng đèn hoặc gặp không khí nóng có thể phát nổ.

- Không cầm bóng bay hydrogen đi ngoài trời nắng.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: