Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 45 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 trang 45 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 45

Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 45 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 45 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Công ty A kí hợp đồng mua nguyên liệu của ông B đề sản xuất. Do ông B không giao hàng đúng thời hạn khiến Công ty A bị thiệt hại. Theo hợp đồng, ông B phải bồi thưởng toàn bộ thiệt hại cho Công ty A.

2. Ông S là người nghiện, thường xuyên sử dụng ma tuý. Ông S bị công an bắt khi đang vận chuyển ma tuý nên đã bị đưa ra xét xử và Toà án tuyên phạt 2 năm tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự).

Trong hai trường hợp trên, ai là người phạm tội? Vì sao?

Lời giải:

- Ông B không phải là người phạm tội, ông B chỉ vi phạm hành chính và đền bù thiệt hại bằng tiền.

- Ông S là người phạm tội. Vì ông S sử dụng ma túy, ông S bị bắt khi đang vận chuyển ma túy và bị tuyên phạt tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi 2 trang 45 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

- Ông B không phải là người phạm tội, ông B chỉ vi phạm hành chính và đền bù thiệt hại bằng tiền.

- Ông S là người phạm tội. Vì ông S sử dụng ma túy, ông S bị bắt khi đang vận chuyển ma túy và bị tuyên phạt tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự.

Em hãy nêu một ví dụ về trách nhiệm hình sự.

Lời giải:

Ví dụ về trách nhiệm hình sự: Anh B thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên anh B dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Trong trường hợp này, anh B đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào đầu chị H) để nhằm chiếm đoạt tài sản (lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H) và thực tế là B đã lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H, do đó B đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 và bị phạt 3 năm tù.

Câu hỏi 1 trang 45 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Phân tích trường hợp của ông S (ở nội dung trách nhiệm hình sự) để trả lời câu hỏi:

Việc Toà án kết tội ông S nhằm mục đích gì

Lời giải:

Việc Tòa án kết tội ông S nhằm mục đích: trừng phạt người phạm tội, cải tạo họ thành những người có ích hơn cho xã hội; đồng thời răn đe mọi người không được phạm tội.

Câu hỏi 2 trang 45 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Phân tích trường hợp của ông S (ở nội dung trách nhiệm hình sự) để trả lời câu hỏi:

Theo em, hình phạt có phải là sự trừng phạt đối với người phạm tội không? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, hình phạt không chỉ là sự trừng phạt đối với người phạm tội mà còn nhằm mục đích ngăn ngừa họ phạm tội mới, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, răn đe mọi người không được phạm tội.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: