Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 48 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 trang 48 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 48

Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 48 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 48 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc hiến định được thể hiện tại nhiều điều trong Hiến pháp. Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự quy định: "Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm". Bộ luật Hình sự còn dành hẳn Chương XV quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chữ của công dân.

2. Tức giận vì bị bà H làm đơn tố cáo việc gia đình minh xây nhà lẫn chiếm đất, ông C đã đánh bà H bị thương nặng. Qua điều tra của cơ quan có thẩm quyền, ông C bị bắt và đưa ra xét xử về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật Hình sự) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự).

3. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015, nhiều văn bản của các cá nhân, tổ chức được gửi đến Ban soạn thảo để góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định trong dự thảo luật. Nhiều ý kiến hợp li đã được Ban soạn thảo ghi nhận.

Trong trường hợp trên, pháp luật hình sự đã bảo vệ quyền tổ cáo của bà H như thế nào? Ông C đã bị xử lí về các tội danh nào?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, pháp luật hình sự đã bảo vệ quyền tố cáo của bà H: qua điều tra thì ông C đã bị bắt và đưa ra xét xử.

- Ông C đã bị xử lí về các tội danh: xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Câu hỏi 2 trang 48 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc hiến định được thể hiện tại nhiều điều trong Hiến pháp. Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự quy định: "Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm". Bộ luật Hình sự còn dành hẳn Chương XV quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chữ của công dân.

2. Tức giận vì bị bà H làm đơn tố cáo việc gia đình minh xây nhà lẫn chiếm đất, ông C đã đánh bà H bị thương nặng. Qua điều tra của cơ quan có thẩm quyền, ông C bị bắt và đưa ra xét xử về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật Hình sự) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự).

3. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015, nhiều văn bản của các cá nhân, tổ chức được gửi đến Ban soạn thảo để góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định trong dự thảo luật. Nhiều ý kiến hợp li đã được Ban soạn thảo ghi nhận.

Việc các cá nhân, tổ chức tham gia góp ý xây dựng Bộ luật Hình sự chứng tỏ điều gì?

Lời giải:

Việc cá nhân, tổ chức tham gia góp ý xây dựng bộ luật Hình sự chứng tỏ: quyền dân chủ của công dân trong tất cả các mặt của đời sống xã hội được thực hiện.

Câu hỏi 1 trang 48 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Chị M phạm tội nhưng được Toà án cho hoãn chấp hành hình phạt vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

2. Anh T bị Toà án tuyên phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Sau khi gây án, anh T rất ăn năn, hối hận và thành khẩn khai bão. Trong khi chở thi hành án, anh T đã cứu được 2 trẻ em bị đuổi nước. Nhờ vậy, anh T được miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự.

Em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự ở trường hợp 1 và 2.

Lời giải:

Sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo:

- Trường hợp 1: nguyên tắc nhân đạo tạo điều kiện cho tội phạm (chị M) nuôi con nhỏ, giúp em bé nhận được đầy đủ sự quan tâm của mẹ khi còn nhỏ và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.

- Trường hợp 2: cần có nguyên tắc nhân đạo trong quá trình xử lí vì anh T đã biết ăn năn hối lỗi và thực hiện những việc tốt giúp ích cho xã hội trong quá trình thi hành án.

Câu hỏi 2 trang 48 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1. Chị M phạm tội nhưng được Toà án cho hoãn chấp hành hình phạt vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

2. Anh T bị Toà án tuyên phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Sau khi gây án, anh T rất ăn năn, hối hận và thành khẩn khai bão. Trong khi chở thi hành án, anh T đã cứu được 2 trẻ em bị đuổi nước. Nhờ vậy, anh T được miễn chấp hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự.

Nêu ví dụ thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự.

Lời giải:

Ví dụ về việc thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự:

- Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

- Phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng ăn của trẻ em là con phạm nhân theo quy định. Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: