Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 50 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 trang 50 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 50

Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 50 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 50 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và các tình huống sau đề trả lời câu hỏi:

1. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1/ Người phạm tội tuy thầy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2/ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Điều 11 Bộ luật Hình sự).

2. Cho rằng M (15 tuổi) nói xấu minh trên mạng xã hội, A (16 tuổi) rủ một nhóm bạn đánh M khiến M bị chấn thương nặng.

3. Do nhiều việc, lại đông bệnh nhân, Y tá P đã phát nhằm thuốc cho người bệnh. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc do phản ứng thuốc.

4. Đang đi đúng phần đường của mình, anh C bị một xe đi ngược chiều phóng nhanh, lấn đường đâm phải. Kết quả người đi lẫn đường bị thương nặng. Qua điều tra, xác minh, anh C không có lỗi.

A, y tá P và anh C, ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vì sao?

Lời giải:

- A, y tá P bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi vi phạm của mình, xâm hại tới các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

- Anh C không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì anh C không có lỗi. Tai nạn xảy ra là hậu quả của việc phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường của xe đi ngược chiều.

Câu hỏi 2 trang 50 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và các tình huống sau đề trả lời câu hỏi:

1. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1/ Người phạm tội tuy thầy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2/ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Điều 11 Bộ luật Hình sự).

2. Cho rằng M (15 tuổi) nói xấu minh trên mạng xã hội, A (16 tuổi) rủ một nhóm bạn đánh M khiến M bị chấn thương nặng.

3. Do nhiều việc, lại đông bệnh nhân, Y tá P đã phát nhằm thuốc cho người bệnh. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc do phản ứng thuốc.

4. Đang đi đúng phần đường của mình, anh C bị một xe đi ngược chiều phóng nhanh, lấn đường đâm phải. Kết quả người đi lẫn đường bị thương nặng. Qua điều tra, xác minh, anh C không có lỗi.

Em hãy chỉ ra lỗi trong hành vi của A và y tá P trong các trường hợp trên.

Lời giải:

- A bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì A có lỗi. Lỗi của A là cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.

- Y tá P bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì y P có lỗi. Lỗi của y tá P là vô ý do cẩu thả, gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

Câu hỏi 3 trang 50 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin và các tình huống sau đề trả lời câu hỏi:

1. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1/ Người phạm tội tuy thầy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2/ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Điều 11 Bộ luật Hình sự).

2. Cho rằng M (15 tuổi) nói xấu minh trên mạng xã hội, A (16 tuổi) rủ một nhóm bạn đánh M khiến M bị chấn thương nặng.

3. Do nhiều việc, lại đông bệnh nhân, Y tá P đã phát nhằm thuốc cho người bệnh. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc do phản ứng thuốc.

4. Đang đi đúng phần đường của mình, anh C bị một xe đi ngược chiều phóng nhanh, lấn đường đâm phải. Kết quả người đi lẫn đường bị thương nặng. Qua điều tra, xác minh, anh C không có lỗi.

Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự. Nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

* Sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự

- Sự cần thiết của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự dựa trên cơ sở:

+ Lỗi là một trong bốn dấu hiệu bắt buộc phải có trong hành vi phạm tội của tội phạm (tỉnh nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt). Lỗi phản ánh tỉnh chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

+ Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện, gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, khi hành vi đó được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Lỗi là một trong những cơ sở của trách nhiệm hình sự, không có lỗi thì không có tội.

- Ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi thể hiện: Nguyên tắc có lỗi không cho phép quy tội khách quan, có nghĩa là không truy cứu trách nhiệm hình sự một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi chưa xác định được lỗi của họ, không được xác định tội danh và xem xét hậu quả để xác định hình phạt khi chưa xác định lỗi của người phạm tội, bảo đảm đúng người, đúng tội, tránh làm oan cho người vô tội.

- Ví dụ minh họa: Vì muốn có tiền để đánh bạc nên anh H đã đến nhà anh B giả vờ hỏi mượn xe máy loại xe Wave trị giá 15 triệu đồng để đi thăm người ốm. Khi anh B cho H mượn xe thì anh H đã đi xe máy này đến cửa hàng mua bán xe máy và bán được 5 triệu đồng và H lấy số tiền này để đánh bạc.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: