Soạn bài Thuyết minh về một tác giả văn học - Cánh diều


Với soạn bài Thuyết minh về một tác giả văn học trang 73, 74, 75, 76 Chuyên đề Văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 11.

Soạn bài Thuyết minh về một tác giả văn học - Cánh diều

1. Thuyết trình về một tác giả văn học

Thuyết trình về một tác giả văn học là trình bày những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm về tên tuổi, bút danh (nếu có), năm sinh (mất), gia đình, quê quán, đặc điểm con người, sự nghiệp văn học, quan niệm văn chương (nếu có), phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ,... Trong đó, những nội dung về sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật là trọng tâm, chủ đạo. Việc trình bày được thực hiện bằng ngôn ngữ nói, nhưng cần có sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, hành động,...) và các phương tiện kĩ thuật (tài liệu phát tay, máy tính, máy chiếu,...) để có được chất lượng, hiệu quả tốt hơn.

Thuyết trình đòi hỏi người nói phải diễn giải, làm rõ các nội dung được trình bày, đồng thời, phải nêu bật được quan điểm, nhận xét, đánh giá, bình luận của bản thân hoặc nhóm về nhà văn, nhà thơ,... được giới thiệu. Tất cả những nội dung thuyết trình về một tác giả cần được thực hiện một cách thuyết phục, tức là cần có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, xác thực.

2. Cách thức thuyết trình về một tác giả văn học

a) Để thuyết trình về một tác giả văn học, cần lưu ý các bước cơ bản sau:

Soạn bài Thuyết minh về một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

b) Dựa trên kết quả đọc và viết về tác giả Thạch Lam nêu trên, kết hợp với các gợi ý sau, hãy xây dựng bài thuyết trình về nhà văn để trình bày trong hoạt động ngoại khóa văn học với thời lương 30 phút.

Soạn bài Thuyết minh về một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Trả lời:

1. Tiểu sử

- Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942), sau đó đổi tên thành Nguyễn Tường Lân. Bút danh là Thạch Lam.

- Quê ông ở Hà Nội.

- Cha của nhà văn là ông Nguyễn Tường Nhu (1881), là một người thông thạo cả chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa Sứ. Mẹ của nhà văn là bà Lê Thị Sâm.

2. Sự nghiệp văn học

- Sau khi đã đỗ Tú Tài lần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để chuyển sang làm báo. Thạch Lam tham gia vào Tự Lực văn đoàn và được phân công biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay. Năm 1935, ông được giao làm chủ bút của tờ Ngày nay.

- Thạch Lam có rất nhiều tác phẩm được đăng báo như:

+ Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937);

+ Tác phẩm Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938);

+ Tác phẩm Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939);

+ Tác phẩm Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941);

+ Tác phẩm Sợi tóc – Tập truyện ngắn  (NXB Đời nay, 1942);

+ Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943);

+ Tác phẩm Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940);

- Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng và trong đó có cả sự hy sinh (trong tác phẩm Cô hàng xén).

- Có truyện ông viết với sự cảm thông sâu sắc về một gia đình đông con, sống một cuộc sống cơ cực trong xóm chợ (trong tác phẩm Nhà mẹ Lê). Ngoài ra ông còn viết tiểu luận kiểu tùy bút, ghi lại những gì mà ông suy nghĩ về nghệ thuật. 

3. Quan niệm văn chương và phong cách nghệ thuật

- Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất nhiều những yếu tố hiện thực. Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, đó chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.

- Thạch Lam quan niệm: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

- Ông cũng quan niệm: “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên”.

- Thạch Lam từng phát biểu trực tiếp quan điểm văn chương tiến bộ của ông như sau: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

3. Thực hành thuyết trình về một tác giả văn học

Bài tập thực hành 1 (trang 75 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Từ những hình ảnh sau, hãy xây dựng các nội dung thuyết trình tương ứng:

Soạn bài Thuyết minh về một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Trả lời:

1. Tiểu sử

- Tên thật là Cù Huy Cận, sinh năm 1919 ở lặng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận xuất thân từ một gia đình nho học.

- Lúc nhỏ, Huy Cận học ở quê. Học trung học ở Huế. Học Cao đẳng Canh nông ở Hà Nội.

- Thời gian này, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh.

- Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận giữ nhiều trọng trách: Thứ trường rồi bộ trưởng...

- Huy Cận được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đợt I-1996.

2. Sự nghiệp văn học

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận nổ tiếng trong làng Thơ mới. Tiếng thơ Huy Cận thời kì này phần lớn là sầu thương. Nguyên nhân nỗi sầu là do ông cảm nhận cái bé nhỏ và hữu hạn của kiếp người. Đồng thời, nỗi buồn của ông còn mang cả dấu ấn của thời đại bị nô lệ. Những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945:

+  Lửa thiêng (1940): thơ.

+ Kinh cầu tự (1942): văn xuôi.

+ Vũ trụ ca (1940-1942): thơ.

- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1958, Huy Cận ít sáng tác. Có lẽ vì Huy Cận chưa kịp bắt nhịp với cuộc sống mới. Sau chuyến đi thực tế năm 1958 ở vùng mỏ cẩm Phả, Huy Cận mới thật sự hòa mình vào cuộc sống mới. Từ đó, cảm xúc thơ của Huy Cận mới bộc lộ hết sự chân thành và hồ hởi. Những sáng tác sau Cách mạng tháng Tám: 

+ Cô gái Mèo (1972).

+ Ngôi nhà giữa nắng(1978).

+ Hạt lại gieo (1984)

3. Phong cách nghệ thuật

- Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.

- Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thì lại mang nét tươi vui. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại.

Bài tập thực hành 2 (trang 76 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Dựa vào phần chuẩn bị trên, hãy thuyết trình về nhà thơ Huy Cận theo những yêu cầu sau:

(1) Đối tượng nghe: các bạn cùng lớp.

(2) Thời lượng: 30 phút.

Trả lời:

HS thực hành thuyết trình.

Câu hỏi 1 (trang 76 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Thế nào là thuyết trình về một tác giả văn học?

Trả lời:

Thuyết trình về một tác giả văn học là trình bày những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm về tên tuổi, bút danh (nếu có), năm sinh (mất), gia đình, quê quán, đặc điểm con người, sự nghiệp văn học, quan niệm văn chương (nếu có), phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ,... Trong đó, những nội dung về sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật là trọng tâm, chủ đạo.

Câu hỏi 3 (trang 76 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Cách thức thuyết trình về một tác giả văn học có điểm gì khác với cách viết bài giới thiệu về tác giả văn học?

Trả lời:

Khác với viết bài giới thiệu về tác giả văn học, thuyết trình về một tác giả văn học cần có người nói. Người thuyết trình phải biết cách diễn giải, làm rõ các nội dung được trình bày, đồng thời, phải nêu bật được quan điểm, nhận xét, đánh giá, bình luận của bản thân hoặc nhóm về nhà văn, nhà thơ,... được giới thiệu đến người nghe. Tất cả những nội dung thuyết trình về một tác giả cần được thực hiện một cách thuyết phục, tức là cần có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, xác thực.

Câu hỏi 3 (trang 76 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Từ thực tiễn của hoạt động thuyết trình về một tác giả văn học mà em trực tiếp thực hiện hoặc quan sát, em thấy cần phải chú ý những vấn đề gì để việc thuyết trình trở nên hiệu quả?

Trả lời:

Những vấn đề cần chú ý để việc thuyết trình trở nên hiệu quả:

- Người thuyết trình có phong thái tự tin, tự nhiên, thoải mái.

- Mở đầu và kết thúc tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe.

- Cấu trúc bài thuyết trình logic, mạch lạc.

- Giọng nói dễ nghe, rõ ràng, truyền cảm hứng.

- Có sự tương tác với người nghe.

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 11 Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học hay khác:

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: