Soạn bài Yếu tố mới và sự vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại - Cánh diều


Với soạn bài Yếu tố mới và sự vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại trang 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53 Chuyên đề Văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 11.

Soạn bài Yếu tố mới và sự vận dụng những yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại - Cánh diều

1. Những yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại

Ngôn ngữ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Các từ ngữ mới, lối diễn đạt mới luôn được hình thành, sử dụng trong giao tiếp để đáp ứng nhu cầu phản ánh những sự vật, hiện tượng, nhận thức mới của xã hội. Đó là những yếu tố mới của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt hiện đại, có thể quan sát được một số yếu tố mới như sau:

1.1. Từ mới

Số lượng các từ mới trong tiếng Việt xuất hiện ngày càng nhiều nhưng chúng vẫn được sản sinh theo những phương thức cấu tạo vốn có, cụ thể là:

a) Chuyển nghĩa những tiếng hoặc từ sẵn có để tạo từ mới, ví dụ: bàn phím, màn hình, chuột, không gian mạng, thế giới ảo, cư dân mạng,...

b) Ghép những tiếng hoặc từ sẵn có để tạo từ mới, ví dụ: tham góp (tham gia + góp ý), động thái (hành động + thái độ), cứu xét (nghiên cứu + xem xét), phối kết hợp (phối hợp + kết hợp), thanh kiểm tra (thanh tra + kiểm tra), ngữ văn (ngôn ngữ + văn học),...

c) Láy âm, ví dụ: hổn hển, thao thiết, ngùng ngoằng, hí hóp,...

d) Vay mượn tiếng nước ngoài. Xu hướng vay mượn phổ biến trên sách báo hiện nay là mượn nguyên dạng, ví dụ: online, mail, email, chatbox, powerPoint, excel, word,... Tên giao dịch, tên viết tắt của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động thể thao, văn hoá hiện nay cũng được cấu tạo bằng các yếu tố và cách cấu tạo từ tiếng nước ngoài, ví dụ: Vietcombank, Vietnamnet, VnExpress, V-League,...

Những tên giao dịch được cấu tạo bằng cách viết tắt từ tiếng Việt như XUNHASABA (Tổng công ty Xuất nhập khẩu sách báo), TOCONTAP (Tổng công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm),... hiếm gặp hơn.

Nguyên nhân của cách mượn nguyên dạng từ ngữ nước ngoài và cách đặt tên giao dịch bằng từ ngữ, ngữ pháp tiếng nước ngoài có thể là:

- Các từ mượn mới chủ yếu du nhập qua con đường sách vở. Những cách mượn sáng tạo theo con đường truyền miệng dân dã trước đây như săm (chambre à air), lốp (enveloppe), mùi soa (mouchoir), sen đầm (gendarme),... có số lượng không đáng kể.

- Từ mượn nguyên dạng, nhất là thuật ngữ khoa học, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giới trẻ đọc tài liệu nước ngoài hoặc tham gia các kì thi ở nước ngoài, các hoạt động có yếu tố nước ngoài.

- Tên giao dịch đặt theo tiếng nước ngoài tạo điều kiện giao dịch thuận lợi hơn với các đối tác nước ngoài.

1.2. Cách diễn đạt mới

Cách diễn đạt mới là cách diễn đạt không giống với cách nói, viết thông thường trong tiếng Việt. Chẳng hạn, do ảnh hưởng cách nói của ngôn ngữ Ấn - Âu, nhiều người đã sử dụng những cách giới thiệu khác lạ như: thay vì nói (viết) Tôi ở Hà Nội hoặc Tôi là người Hà Nội thì nói (viết) Tôi tù Hà Nội đến, thậm chí Tôi đến từ diễn đạt từng bị coi là Âu hoá như sử dụng cấu trúc nếu ... thì mang ý nghĩa so sánh (ví dụ: Nếu Nguyễn Bính đằm thắm, dịu dàng, thấm đậm hồn quê thi Xuân Diệu lại là một giọng thơ sôi nổi, khát khao, mạnh mẽ.) hoặc sử dụng cấu trúc động từ - bởi - danh từ để chỉ "hoạt động - chủ thể hoạt động" (ví dụ: Những bức tranh dân gian đặc sắc ấy được tạo tác bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Hàng Trống, Đông Hồ.) nay đã trở nên phổ biến hơn.

Tuy nhiên, một số cách diễn đạt mới phổ biến trên sách báo hiện nay là những cách nói, cách viết, cách sử dụng dấu câu sai ngữ pháp. Ví dụ:

- Đặt câu thiếu chủ ngữ: Qua tác phẩm đã cho ta thấy thực trạng của xã hội Việt Nam thời xưa.

- Dùng dấu phẩy sau các từ rằng, là, thấy, biết,... trong trường hợp chúng đứng trước một cụm chủ - vị: Ai cũng biết rằng, tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương. / Điều đó cho ta thấy, thiên lương của anh nông dân Chí Phèo đã được thức tỉnh.

- Dùng dấu chấm hỏi cuối những câu không phải câu hỏi: Hãy cho biết việc chuyển đổi ngôi kể trong câu chuyện này có tác dụng như thế nào?.

1.3. Ngôn ngữ tuổi "teen"

Một trong những hiện tượng mới trong tiếng Việt hiện đại là việc giới trẻ sử dụng ngày càng phổ biến một số từ ngữ và cách diễn đạt khác lạ, nghịch ngợm. Hiện tượng này thường được gọi là "ngôn ngữ tuổi teen" (tuổi vị thành niên, tuổi trẻ).

Ngôn ngữ tuổi "teen" xuất hiện trước tiên ở các tin nhắn trên Internet và các dòng trạng thái (status), các bình luận (comment) trên mạng xã hội, rồi dần dần được "giới trẻ sành điệu" sử dụng trong giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa. Các từ ngữ tuổi "teen" này thường được tạo ra bằng những cách sau đây:

- Viết / nói lệch chuẩn chính tả và ngữ âm của tiếng Việt, ví dụ: bít (biết), pó tai (bó tay), xênh (xinh), thía (thế), iu (yêu), rùi / roài (rồi), nhoá / nhoé (nhé), iem (em),...

- Kết hợp biến âm và nói lái, ví dụ: chanh sả (sang chảnh).

- Viết / nói tắt, ví dụ: ko (không), ae (anh em), ga tô (ghen ăn tức ở),...

- Chuyển nghĩa của từ ngữ hoặc chữ số, ví dụ: hồng lâu mộng (mơ mộng), có 1-0-2 (có một không hai).

- Sử dụng từ ngữ tiếng nước ngoài theo kiểu "nói bồi", ví dụ: nâu pho gâu (no four go vô tư đi),...

Cùng với các từ mới, giới trẻ cũng tạo ra nhiều thành ngữ mới từng gây "sốt" trong dư luận. Đó có thể là những thành ngữ hoàn toàn mới hoặc thành ngữ cải biên từ thành ngữ vốn có. Bên cạnh một vài thành ngữ có nghĩa lí, dễ tiếp nhận như chuẩn không cần chỉnh, phần lớn thành ngữ mới như ngon lành cành đào, phê như con tê tê, nhỏ như con thỏ, chán như con gián, ngất ngây con gà tây,... chỉ dựa trên hiệp vần mà không quan tâm đến nghĩa đen cũng như nghĩa biểu trưng của từ ngữ. Các trường hợp thành ngữ cải biên chủ yếu cũng để tạo ra sự hài hước, bất ngờ. Chẳng hạn, từ các thành ngữ vốn có như sẩy nhà ra thất nghiệp, đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cải biên thành sẩy nhà ra đói bụng, đẹp nghiêng nước nghiêng thùng,...

Trong giao tiếp, những từ ngữ tuổi "teen" nói trên còn được hỗ trợ bằng các biểu tượng hài hước, đáng yêu trên không gian mạng. Chúng là phương tiện phi ngôn ngữ không thể thiếu trong giao tiếp ảo, vì vậy mà có tần số xuất hiện rất cao. Ví dụ: iu qué (Yêu quá!); èo xướng thía (Eo ơi, sướng thế!);...

Có thể nhận thấy những từ ngữ tuổi "teen" thể hiện tâm lí của giới trẻ thích sáng tạo, thích cái mới, đồng thời góp phần làm cho những cuộc giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa thêm vui vẻ, hấp dẫn. Tuy vậy, các từ ngữ và cách diễn đạt mới của tuổi "teen" cũng tạo thành một loại biệt ngữ khó hiểu. Ví dụ, trừ giới trẻ "sành điệu", tin nhắn sau chắc phải "phiên dịch sang tiếng Việt" thì người đọc, người nghe mới hiểu nổi: "za truờng roài mi thấy zớ truờng, zớ lớp, zớ pạn pè, lại mún đc quay zề thời sinh ziên zống nhu hồi xưa wá... huhu" (Ra trường rồi mới thấy nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè, lại muốn được quay về thời sinh viên giống nhu hồi xưa quá... Hu hu!). Sự lạm dụng những từ ngữ và cách diễn đạt nói trên có thể ảnh hưởng đến việc nói và viết trong môi trường giao tiếp chính thức (học tập, làm việc, sinh hoạt cộng đồng,...) và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Việc vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ hiện đại

Mỗi yếu tố mới xuất hiện phổ biến trong ngôn ngữ đều bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp hoặc từ tâm lí của người sử dụng ngôn ngữ. Việc lựa chọn, phát huy tác dụng của những yếu tố tích cực để tạo thuận lợi cho ngôn ngữ phát triển hoặc điều chỉnh những yếu tố không tích cực để giữ gìn bản sắc của ngôn ngữ, của văn hoá dân tộc đều phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả của ngôn ngữ trong việc thực hiện chức năng phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy. Có những lĩnh vực cần có quy định của nhà nước, như chính tả hoặc vay mượn từ nước ngoài. Còn những lĩnh vực khác sẽ do người sử dụng ngôn ngữ tự điều chỉnh.

Nhìn lại bức tranh chung về các yếu tố mới trong tiếng Việt hiện đại, có thể thấy:

- Các từ mới đã được sử dụng phổ biến nghĩa là đã được xã hội chấp nhận. Trong quá trình sử dụng, những từ chưa thật đạt về nội dung hoặc hình thức sẽ được cộng đồng điều chỉnh dần. Việc này rất cần có sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo.

- Một số cách diễn đạt mới (liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt) cũng sẽ được cộng đồng điều chỉnh hoặc chấp nhận. Việc này cũng cần các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo lên tiếng để định hướng cho người sử dụng ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ tuổi "teen" chỉ là một loại biệt ngữ sử dụng trong giới trẻ, không phải ngôn ngữ giao tiếp chung. Nếu đó là một trào lưu nhất thời thì những cách viết, cách nói đặc biệt đó sẽ mất đi hoặc sẽ được thay bằng những hình thức mới. Còn nếu những cách viết, cách nói này phù hợp với nhu cầu thể hiện của giới trẻ, tiếp tục được sử dụng và phát triển thì cũng không ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp chung. Các bạn trẻ chỉ cần không lạm dụng biệt ngữ tuổi "teen" để khỏi ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp trong những môi trường giao tiếp chính thức và không vì say mê "thú chơi ngôn ngữ" đó mà sao nhãng ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Vấn đề cần quan tâm nhất đối với tiếng Việt trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay là vay mượn từ nước ngoài. Đây là lĩnh vực cần có sự điều chỉnh bằng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy vậy, mỗi người sử dụng tiếng Việt cũng cần có ý thức chuyển các từ nước ngoài thành những từ mới thuần Việt có nghĩa tương đương để chúng được phổ biến rộng, tạo điều kiện giao tiếp thuận lợi hơn, đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Việc viết nguyên dạng các thuật ngữ khoa học và tên riêng (tên người, tên địa lí) nước ngoài trong các tài liệu khoa học (sách khoa học, sách giáo khoa, bài nghiên cứu,...) là cần thiết; nhưng trong các tài liệu phổ cập (sách phổ biến kiến thức, báo chí phổ thông,...), những từ ngữ này nên được viết dưới dạng phiên âm để đông đảo công chúng có thể tiếp cận và sử dụng thuận lợi.

Câu hỏi 1 (trang 48 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BIẾN DẠNG…NGÔN NGỮ “TEEN”

Một bộ phận không nhỏ giới "teen" đã và đang sử dụng ngôn ngữ "lóng", viết tắt, biệt ngữ,... để nói chuyện, nhắn tin, chat với nhau hằng ngày. Điểu đáng nói là thứ ngôn ngữ tưởng như vô hại này với sự lạm dụng thái quá của giới "teen" đã khiến cho ngữ pháp, ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ biến dạng và mất dần vẻ đẹp vốn có.

Kinh hoàng... ngôn ngữ tuổi "teen"

Có thể nói, thứ ngôn ngữ mà tuổi "teen" hiện nay đang dùng được sinh ra từ nhu cầu tán gẫu trên mạng. Tán gẫu qua mạng không thể đốp chát, ầm ĩ náo nhiệt như tán gẫu bằng miệng và tốc độ gõ bàn phím cũng không thể nhanh bằng lời nói. Vi thế mà cư dân mạng đã sáng tạo ra rất nhiều kiểu viết "tối ư giản lược" đến mức kinh hoàng: không = ko, k; biết = bit; tình yêu = ty; xin chào = hi, 2; Good night to you = G92U; ASL? (What is your age, sex, location? - Bạn bao nhiêu tuổi, giới tính, ở đâu?); = những; # = khác;...

Cách dùng từ ngữ giờ đây cũng biến dạng đến nỗi không phải "dân teen" thì cũng khó lòng để dịch được tiếng Việt khi tiếng Việt bị sử dụng một cách "biến tướng", nói chệch đến khủng khiếp. Những từ như: đúng roài (đúng rồi), khoái lém (khoái lắm), sao dị (sao vậy), chít lìn (chết liền), bít rùi (biết rồi), iu (yêu), dia (về), đâu gòi (đâu rồi), chìu (chiều), dị (vậy), ù (ừ), mừ (mà), bùn (buồn), hic hic (thể hiện trạng thái buồn), ha ha (thể hiện trạng thái vui), trùi ui (trời ơi), wen (quen), thik (thích), bb (tạm biệt), dư lào (như thế nào),... tràn ngập trong "ngôn ngữ teen".

Thậm chí, để thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, các "teen" thoả thuận những quy ước ngầm như đổi chữ cái tiếng Việt sang con số (A=1, B=2, C=3, …), thay chữ bằng biểu tượng, thậm chí viết tắt cả tiếng Anh như hello (xin chào) thì viết thành số 2, U là viết tắt của chữ you (anh), G9 là viết tắt chữ good night,... Vì vậy, khi đọc hàng chữ Ilu, Sul, G9 thì phụ huynh hoàn toàn có thể nhẩm tưởng con mình đang học toán với những mệnh đề nhưng thực chất kí tự trên có nghīa là: "I love you, see you later, good night" (Em yêu anh, hẹn gặp lại, ngủ ngon nhé!). Muốn dịch những dòng sau cho đúng " 2 ! hoc nan ne wa u ui. Hom wa lai bi me la. Lam j de het bun day" (tạm dịch là: Chào! Học nặng nể quá mày ơi. Hôm qua lại bị mẹ la. Làm gì để hết buồn đây), có lẽ các phụ huynh cần cấp tốc học qua một lớp... "ngôn ngữ teen".

Nếu như trước đây, những ngôn ngữ kiểu như trên chỉ được "dân teen" sử dụng để "chat chit" qua mạng, qua điện thoại di động cho nhanh thì giờ đây nó đã lan tràn nhanh chóng và trở thành ngôn ngữ đời thường của nhiều bạn trẻ và không ít người lớn bị "lây nhiễm" vô tình. Cũng vì được sử dụng quá tràn lan, phổ biến nên văn phong, ngữ pháp và câu chữ đang bị biến tướng ngay trên chính những đối thoại hằng ngày của người lớn với người lớn, người lớn với trẻ em và trong những bài văn của nhiều học sinh, trong lời ăn tiếng nói của học sinh với thầy giáo, cô giáo.

Thực tế cũng cho thấy, giới trẻ còn tạo ra cả những ngôn ngữ chat để khẳng định cá tính của mình, cách nói gần như đọc vè và tạo ra những từ khó hiểu, hoặc vô nghĩa kiểu như: "đau khổ như con hổ", "ghét như con bọ chét", "tào lao bí đao", "buồn như con chuồn chuồn", "chán như con gián", hay "nhỏ như con thỏ", "Lớn như con lợn",...

Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Có người cho rằng, việc sử dụng "ngôn ngữ teen" chưa hẳn là một điều đáng chê trách, nhưng cần hướng dẫn cho các em biết sử dụng đúng lúc, đúng nơi để có thể phát huy tác dụng mà không làm giảm độ trong sáng của tiếng mẹ đẻ,... Song vấn đề đáng nói ở đây là ngôn ngữ này đang ngẩm lan vào trường học và được sử dụng một cách phổ biến. Sẽ ra sao khi ngôn ngữ này lấp đầy các trang vở của học sinh, và giới trẻ cố tình viết sai chỉ để khẳng định mình?

Và ai dám chắc rằng khi các em cứ dùng kiểu câu chữ này mãi sẽ không trở thành thói quen và khi ấy, việc viết sai tiếng mẹ đẻ là khó tránh. Rổ ràng đây là một vấn để mà từ gia đình đến nhà trường cần có sự quan tâm, tìm hiểu và giáo dục, định hướng cho các em.

Trên diễn đàn dành cho các bà mẹ, một bà mẹ viết: "Tôi tình cờ xem tập vở môn Văn của cháu, thấy rối tinh rối mù, nhiều đoạn không đọc được. Nào ngèy maj (ngày mai), ja trj nh4^n v4(n (giá trị nhân văn), b4?n (bản ngã),..., phải đoán già đoán non mới hiểu được. Thế này thì có viết văn hay đến mấy cūng như không!".

Nhiều thầy, cô giảng dạy môn Ngữ văn đã cảnh báo về hiện tượng này khi họ hay gặp và phải sửa cho học sinh những câu cú, bài văn không dịch nổi ngữ pháp ngây ngô, sai be bét về cấu trúc câu. Tình yêu thì viết thành tình iu, nhiều thì viết thành nhìu, quá viết thành was / qa, tấm lòng thì viết thành tấm nòng trong khi nòng súng thì viết thành lòng súng. Rồi dấu chấm phẩy cũng được sử dụng loạn xạ. Chưa hết câu đã chấm. Trong khi có câu đọc đến suýt hụt hơi mà vẫn chưa thấy dừng [...].

Điều đáng nói khác, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì "ngôn ngữ teen" càng phát triển theo. Ở hầu hết các diễn đàn, các blog, Facebook của giới trẻ, dễ dàng bắt gặp loại ngôn ngữ này. Giới trẻ thuộc nhóm tuổi "teen" cho rằng thứ ngôn ngữ này ngộ ngộ, lạ nên rất thích sử dụng. Trong khi đó, các chuyên gia nhận định nguyên nhân chủ yếu là ý thích khác người của lứa tuổi này. Và hiện nay, giới trẻ đang xem nó như là một trò chơi sành điệu.

"Teen" cần hiểu rằng nếu không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì các em không chỉ sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ mà hơn thế nữa, các em đang đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc về tiếng mẹ đẻ.

(Theo Thu Hà, báo Giáo dục và Thời đại, 27-05-2013)

a) Theo tác giả bài viết, những từ ngữ và cách diễn đạt nào được xem là yếu tố mới của ngôn ngữ tuổi "teen"? Hãy liệt kê các từ ngữ mới đó và trình bày thành bảng có ba cột như sau: Từ ngữ mới; Nghĩa gốc; Nghĩa mới.

b) Theo em, vì sao ngôn ngữ tuổi "teen" tuy lệch chuẩn nhưng vẫn tồn tại và phát triển? Hãy phát biểu suy nghĩ của em về ưu điểm và hạn chế của ngôn ngữ tuổi "teen".

Trả lời:

a) Theo tác giả bài viết, những từ ngữ và cách diễn đạt được xem là yếu tố mới của ngôn ngữ tuổi "teen": ngôn ngữ “lóng”, biệt ngữ, viết tắt.

Từ ngữ mới

Nghĩa gốc

Nghĩa mới

ko, k

không

ko

bit

biết

bit

ty

tình yêu

ty

hi

xin chào

hi

G92U

Good night to you

G92U

ASL?

What is your age, sex, location?

ASL?

những

#

khác

#

đúng roài

đúng rồi

đúng roài

khoái lém

khoái lắm

khoái lém

sao dị

sao vậy

sao dị

chít lìn

chết liền

chít lìn

bít rùi

biết rồi

bít rùi

iu

yêu

iu

dìa

về

dìa

đâu gòi

đâu rồi

đâu gòi

chìu

chiều

chìu

dị

vậy

dị

ù

ù

mừ

mừ

bùn

buồn

bùn

hic hic

thể hiện trạng thái buồn

hic hic

ha ha

thể hiện trạng thái vui

ha ha

trùi ui

trời ơi

trùi ui

wen

quen

wen

thik

thích

thik

bb

tạm biệt

bb

dư lào

như thế nào

dư lào

U

you

U

G9

good night

G9

2

Xin chào

2

ilu

I love you

ilu

slt

See you later

slt

b)

- Theo em, ngôn ngữ tuổi "teen" tuy lệch chuẩn nhưng vẫn tồn tại và phát triển bởi do nhu cầu và sự tư duy của xã hội ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, họ vô cùng thích thú và sử dụng tràn lan, phổ biến, khiến cho ngôn ngữ này trở thành điều rất đỗi bình thường. Không những vậy, họ cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ mới ấy mới khẳng định được cá tính, phong cách và độ hợp thời của người sử dụng. Thêm vào đó, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet sẽ dần dần khiến cho ngôn ngữ tuổi “teen” dần dần được tuyên truyền và nhân rộng.

- Những ưu điểm và hạn chế của ngôn ngữ tuổi "teen":

+ Ưu điểm: sáng tạo và độc đáo, thể hiện cá tính riêng của họ.

+ Nhược điểm: làm mất đi vẻ đẹp vốn có của tiếng Việt, một số trường hợp sử dụng không phù hợp và có thể gây khó khăn, cản trở giao tiếp giữa các thế hệ trong cùng một cộng đồng.

Câu hỏi 2 (trang 50 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Phát biểu suy nghĩ của em về ý kiến trong bài viết sau:

TẠM BIỆT “HELLO”

Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đẩu và chào khách bằng "Konichiwa", nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có ở Nhật. Ở Lào, nhân viên chào khách bằng "Sabaidee", dù khách người Lào 90 tuổi hay người Tây vừa sang hôm qua. Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao, nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng "Sawatdee-Kaa" (hoặc "Sawatdee-Krap" nếu nhân viên là người nam). Ở Trung Quốc thì "Ni-hao", ở Hàn Quốc thì "An nyeong ha say yo", ở Cam-pu-chia (Cambodia) thì "Choum-reap-sua", ở Mông Cổ thì "Sain-baina-uu",...

Vậy tại sao ở Việt Nam, cứ khách Tây đến là “Hê-lô! Hê-lô!”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ. Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm - kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?

Tôi hỏi nhiểu nhân viên phục vụ tại sao họ không chào khách Tây bằng tiếng Việt. Họ trả lời rằng họ muốn làm hài lòng khách tối đa, chào khách Tây bằng tiếng Tây sẽ khiến khách cảm thấy được quý. Họ lí giải một cách cặn kẽ, nhẹ nhàng và khiêm tốn. Họ nhẩm.

Hãy hình dung một anh người Việt sang nước ngoài rồi ở đâu cũng được (hoặc bị) chào bằng "Xin chào", phát âm lơ lớ, thanh điệu chưa chuẩn. Có khi lúc đầu anh ấy cảm thấy vui - "Hay nhỉ, người ở đây thích dùng tiếng mình!" - nhưng sau một thời gian, anh ấy rất chán. "Hello" nói với giọng uyển chuyển và thanh lịch của người Anh nghe hay hơn nhiều.

Nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và được chào bằng tiếng Việt thấy sướng tai lắm. Câu đó, nó lạ, nó hay, nó chính là lí do mình xách va li đi đến nơi xa. Trái lại, nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và bị chào bằng "Hello", từ hai âm tiết nghe hàng triệu lần tính từ lúc sinh ra, phải nói là hơi ngứa tai một chút. Chưa đủ ngứa để nói với người ta, nhưng đủ để nói với bản thân.

Không phải chỉ mất cơ hội "tặng quà”, mà các anh chị phục vụ vô tình mở hộp Pan-đô-ra (Pandora), tự kéo về nhiều rắc rối lẽ ra không cẩn. Nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Tây là vô thức chấp nhận theo văn hoá của khách (mà có theo được đâu?), còn nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt là lịch sự mời khách theo văn hoá của nơi đang ở.

Thêm vào đó, "Hello" là tiếng Anh. Có nhiều người không thực sự thoải mái với sự phổ biến của tiếng Anh toàn cầu - nhất là người Pháp. Người Pháp nào cūng biết một chút tiếng Anh, nhưng sang Pa-ri (Paris) sẽ không có người bán bánh nào chào du khách nước ngoài bằng "Hello". Người Đức, người Nga, người Tây Ban Nha - số người “dị ứng tiếng Anh" hiện đang rất cao. Họ công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nhưng sự công nhận ấy mang tính miễn cưỡng. (Hãy hình dung tiếng Trung thành ngôn ngữ quốc tế và du khách người Việt đi đâu cūng bị chào bằng "Ni-hao"). Biết đâu cánh cửa cửa hàng chưa kịp đóng là người bán hàng đã làm mất lòng khách.

Cách của Việt Nam luôn là an toàn nhất. Là sướng tai nhất, là chu đáo nhất.

Tuy nhiên, cách của Việt Nam là cách nào? Khuyên nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt thì dễ - nhưng chọn cụm từ nào để chào là một việc khác. Xin chào? Chào anh chị? Chào cô, chú, bác, ông, bà, cụ? Khoẻ không? Đi đâu đấy? Mỉm cười không nói gì? Hình như tiếng Việt chưa có cách chào phổ biến nào có thể áp dụng trong mọi trường hợp thuộc loại "Hello". Tiếng Nhật có "Konichiwa", tiếng Hàn có "An nyeong ha say yo". Nhưng tiếng Việt thì... tiếng Việt hơi phức tạp.

Lúc đầu, tôi nghĩ ứng cử viên triển vọng nhất vẫn là "Xin chào". Vừa đơn giản vừa Việt Nam. Nhưng sự thật là từ "Xin chào" trong tiếng Việt nghe khác với từ "Hello" trong tiếng Anh. Khi phân tích về chuyện này trên các mạng xã hội, tôi nhận một số phản hồi tỉnh táo, trong đó có lời nhận xét của một bạn tên Nghị đang sinh sống tại thành phố quê hương tôi.

"Xin chào có trong từ điển tiếng Việt hẳn hoi, có trong hầu hết tất cả phần dịch của các sách ngoại ngữ giao tiếp, nhưng đây lại là một từ gần như tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày. Chỗ duy nhất mà tôi biết nơi "Xin chào" được chính thức hoá là nhà hàng gà rán Kentucky. Và thú thật, tôi có ác cảm với nó ngay từ lần đầu nó được áp dụng hồi tôi còn học cấp hai... "Xin chàooo!". Thú thật, tôi không hiểu vì sao KFC lại để ra quy định này cho nhân viên... với phong cách hiện đại, chủ đề thức ăn nhanh và trẻ trung của KFC, nói "Hi” là gọn lẹ và hợp nhất với tiêu chí của nhà hàng.".

Chuyện Nghị là người Việt viết bài ở Van-cu-vơ (Vancouver) để ủng hộ cách chào của tiếng Anh, còn tôi là người Ca-na-đa (Canada) viết bài ở Hà Nội để ủng hộ cách chào của tiếng Việt chứng tỏ rằng Thái Bình Dương đang ngày càng nhỏ đi. Nhưng nước vẫn còn và mình nên trôi về vấn đề chính: từ "Xin chào" chưa ổn. Nếu cảm giác của bạn Nghị là cảm giác phổ biến (và tôi tin thế) thì phải tìm từ khác.

Cứ cho rằng "Xin chào" đã tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày. "Konichiwa" là nhân viên Nhật chào khách Tây giống cách họ chào khách Nhật. Nhưng "Xin chào" (vì chết trong giao tiếp) là nhân viên Việt chào khách Tây không giống cách họ chào khách Việt.

Mà sự phân biệt là thực chất của vấn đề. Một cách chào dành riêng cho khách Tây, một cách ứng xử dành riêng cho khách Tây, (một mức giá dành riêng cho khách Tây) tất cả đều không ổn. Sự quý mến là nguyên lí nhân quả: quý người ta là để người ta quý mình. Nhưng muốn được quý thì phải biết mình là ai.

Tôi vẫn cho rằng nếu chỉ có hai lựa chọn "Hello" và "Xin chào" thì các anh chị làm nghề phục vụ nên chọn "Xin chào" để dùng với khách Tây. Trong mắt đa số thì "Xin chào" thắng "Hello" tuyệt đối.

Nhưng không phải tiếng Việt chỉ có mỗi sự lựa chọn ấy đâu. Tôi nghĩ tới nghĩ lui mới quyết định cách tốt nhất là cách quen thuộc nhất.

Chào anh! Chào chị! (Chào cô, chào chú, chào bác!). Tại sao không? Thỉnh thoảng người Việt đánh giá hơi thấp về khả năng tiếp cận văn hoá của khách Tây - đến giờ vẫn có người ngạc nhiên khi thấy tôi dùng đũa. Sự thật là du khách Tây ở bên này nhanh hiểu không khác gì du khách "ta" ở bên kia.

Cách chào của tiếng Thái cũng phụ thuộc giới tính (của người nói) nhưng không vì thế mà nhân viên phục vụ ở đó ngại dùng với khách Tây. Họ tự tin. Họ công bằng. Họ không lộ quốc tịch của khách qua nội dung lời chào. Tất nhiên hệ thống xưng hô của Việt Nam phức tạp hơn một chút, nhưng không đến nỗi là phải giấu nó dưới giường mỗi khi thấy khách Tây chạy tới.

Chào anh đi. Chào chị đi. Khách sẽ hiểu, còn nếu chưa thì đó là cơ hội dạy thêm về văn hoá Việt Nam - "You are my "chị”, it means "older sister".". Đó là một Việt Nam tôi muốn du khách luôn thấy. Một Việt Nam tự tin. Một Việt Nam tự nhiên. Không phải một Việt Nam “generic" đạt tiêu chuẩn ISO 9002.

Cách chào là một trong những điều thiêng liêng nhất của một ngôn ngữ, là điểm khởi đầu và khép lại một cuộc trò chuyện. Người Việt khá khiêm tốn, quý khách, nhiệt tình hòa nhập - nhưng hòa nhập đến mức thay lời chào của mình bằng lời chào của người ta "hé lộ" một điều khó nói. Chào xong thì dùng tiếng nào cũng được; nhưng phải chào xong đã.

Dĩ nhiên vấn đề này lớn hơn các anh chị làm nghề phục vụ. Vừa lớn hơn, vừa nhỏ hơn. Tôi xin kết thúc bài viết đanh đá này bằng một câu chuyện vui. Hồi mới sang Hà Nội, tôi thuê nhà trong một khu chung cư cũ. "Hello, Hello", các cháu kêu mỗi khi thấy tôi xuống cầu thang. Đứa nào ngại bị bố mẹ giục: "Ông Tây kìa. Con "Hê-lô" đi.". Tôi cười mỉm, vẫy tay, bước ra khỏi cổng.

Ngay cổng hay có một cháu trai khoảng bốn tuổi đạp xe đạp theo vòng số tám, mặt nó to, tóc nó ngắn tũn. Khi thấy tôi, nó luôn nhìn lên và nói: "Chào chú!" (Còn chưa thấy thì bố nó nhắc: “Con ơi, chào chú kìa!”). Tôi quý nó lắm! Quý nó vô cùng.

Nó là tương lai của Việt Nam.

(Giô Ru-en (Joe Ruelle), Ngược chiều vun vút,

Nhã Nam - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011)

Trả lời:

Sau khi đọc các ý kiến của tác giả trong bài viết, em hoàn toàn đồng ý về việc sử dụng Tiếng Việt để mở lời chào với khách nước ngoài thay vì sử dụng từ “Hello”. Mỗi ngôn ngữ ở mỗi quốc gia, dân tộc đều có những điểm rất đẹp, rất thú vị khác nhau và việc phô ra cái đẹp, cái thú vị là một điều dễ hiểu. Thế nhưng, đây cũng là việc mà người Việt Nam ta chưa làm được, khi đối diện với khách nước ngoài lại đều nói từ “Hello” bởi chúng ta nghĩ đó là lời chào lịch sự, chuyên nghiệp nhất. Cách suy nghĩ này đã dần khiến cho chúng ta thoả hiệp với việc đánh mất ngôn ngữ “mẹ đẻ”, tự bỏ đi bản sắc văn hóa riêng của mình, trở thành kẻ học lỏm, kẻ màu mè. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng lời, đúng hoàn cảnh, đúng mục đích.

Câu hỏi 3 (trang 53 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Viết báo cáo nghiên cứu về một trong các đề tài sau:

a) Từ mới của tuổi "teen" trên mạng xã hội: tình hình sử dụng, các phương thức cấu tạo, tác động tích cực và tiêu cực.

b) Thành ngữ mới của tuổi "teen": tình hình sử dụng, các phương thức cấu tạo, tác động tích cực và tiêu cực.

Trả lời:

I. Giới thiệu

Ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hóa và có thể hiện sự thay đổi của xã hội qua thời gian. Trong thời đại số hóa và mạng xã hội ngày nay, ngôn ngữ tuổi "teen" đã trở thành một đối tượng đáng chú ý. Bài nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu từ tuổi mới lớn "tuổi teen" trên mạng xã hội, bao gồm tình hình sử dụng, các phương thức cấu trúc, và tác động tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ này.

II. Mục đích nghiên cứu

Phân tích tình hình sử dụng từ mới của tuổi "teen" trên mạng xã hội, hiểu rõ các phương thức cấu tạo của ngôn ngữ này và đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ tuổi "teen" đối với giao tiếp và văn hóa xã hội.

III. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài báo là ngôn ngữ tuổi "teen" trên mạng xã hội, bao gồm các từ mới, cụm từ và biểu thức phổ biến được sử dụng bởi nhóm thanh thiếu niên trong giao tiếp trực tuyến.

IV. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu từ các nguồn trực tuyến như mạng xã hội, diễn đàn, trang web tin tức và blog của tuổi "teen". Dữ liệu bao gồm các ví dụ về từ mới, cụm từ và biểu thức được sử dụng trong giao tiếp trực tuyến.

- Nghiên cứu sẽ đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ tuổi "teen" đối với giao tiếp và văn hóa xã hội. Các tác động này sẽ được phân tích dựa trên phản hồi và ý kiến của cộng đồng mạng và các chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ và truyền thông.

- Nghiên cứu cũng sẽ so sánh ngôn ngữ tuổi "teen" với ngôn ngữ chính thống để đánh giá sự khác biệt và tương quan giữa hai loại ngôn ngữ này.

V. Nội dung nghiên cứu

1.1. Tình hình sử dụng từ mới của tuổi "teen" trên mạng xã hội

- Sự sáng tạo và thay đổi liên tục: Ngôn ngữ của tuổi "teen" trên mạng xã hội thường được sáng tạo đầy đủ và thay đổi liên tục. Các từ mới được tạo ra để thể hiện cảm xúc, tình cảm và xu hướng đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

- Sử dụng Từ Viết tắt và Ký hiệu: Tuổi "teen" thường sử dụng các từ viết tắt, ký hiệu và biểu tượng cảm xúc để truyền đạt ý nghĩa một cách nhanh chóng và tiện lợi trên mạng xã hội.

1. 2. Các phương thức cấu hình của từ mới

- Kết hợp từ viết tắt: Các từ mới thường được tạo ra bằng cách kết hợp các từ viết tắt hoặc sử dụng một phần của từ viết tắt để tạo ra ý nghĩa mới. Ví dụ: "ếch ngồi đáy đố" (ếch: e = em; cr = crush) để chỉ trạng thái yêu cầu đơn phương.

- Biến đổi từ nguyên gốc: Các từ mới có thể được tạo ra bằng cách biến đổi từ gốc, thông thường thông qua việc thay đổi âm điệu, phát âm hoặc bổ sung các phần từ gốc.

1.3. Tác động tích cực của ngôn ngữ tuổi "teen"

- Tạo sự gắn kết: Ngôn ngữ tuổi "teen" giúp tạo sự gắn kết trong cộng đồng thanh thiếu niên, thể hiện tính nhóm và tạo cảm giác thuộc về.

- Thể hiện cảm xúc và tình cảm: Từ mới của tuổi "teen" thường được sử dụng để thể hiện cảm xúc và tình cảm một cách trực quan và sinh động.

1. 4. Tác động tiêu cực của ngôn ngữ tuổi "teen"

- Ảnh hưởng đến kỹ năng Viết và Giao tiếp chính thống: Việc sử dụng ngôn ngữ tuổi "teen" có thể ảnh hưởng đến kỹ năng viết và giao tiếp chính hệ thống của người sử dụng, khiến họ thiếu khả năng diễn đạt rõ ràng và chính xác xác thực.

- Do sự sáng tạo và biểu thức không chính thống, ngôn ngữ tuổi "teen" có thể gây ra sự nhầm lẫn và hiểu lầm trong giao tiếp.

VI. Kết luận

Ngôn ngữ tuổi "teen" trên mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách và tạo dấu ấn riêng biệt cho nhóm thanh thiếu niên. Tuy nhiên, nó cũng mang theo những hạn chế và tác động tích cực, tiêu cực đối với giao tiếp và tương tác xã hội. 

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 11 Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại hay khác:

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: