Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học - Cánh diều


Với soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học trang 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69 Chuyên đề Văn 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 11.

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học - Cánh diều

1. Yêu cầu

Để đọc một tác giả văn học, cần thực hiện các yêu cầu sau:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

a) Xác định rõ mục đích đọc. Ví dụ: đọc để biết thêm thông tin về đời sống văn học; đọc để hiểu về quy luật của sáng tác văn học, về mối quan hệ giữa cuộc sống và văn chương; hay để phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề lí luận về phong cách nghệ thuật, trào lưu, xu hướng văn học;...

b) Xác định rõ tác giả và những sáng tác cần đọc của tác giả đó,... theo mục tiêu, nhu cầu đọc của bản thân. Bên cạnh đó, có thể tìm đọc những bài viết (bài phê bình, văn học sử,...) của các nhà nghiên cứu về tác giả văn học đó.

c) Đọc tác phẩm. Tuỳ từng trường hợp, việc đọc các bài nghiên cứu về tác giả, tác phẩm có thể có hoặc không, nhưng việc đọc trực tiếp các văn bản cần phải thực hiện vì đây là căn cứ chính để hiểu và đưa ra các đánh giá hợp lí, đúng đắn về tác giả.

d) Chuẩn bị các phương tiện cần thiết (ví dụ: máy tính có kết nối Internet, giấy, bút,...) để có thể tìm đọc và ghi chép thông tin về những sáng tác tiêu biểu hoặc toàn bộ các tác phẩm của tác giả cũng như các bài viết.

e) Ghi lại những nội dung đã đọc được; suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác giả văn học (sự nghiệp văn học; quan niệm văn chương; phong cách nghệ thuật; thành tựu, hạn chế;...).

2. Cách đọc

2.1. Đọc một tác giả văn học

Đọc, dưới bất kì hình thức nào, cũng là một hoạt động. Muốn có kết quả, hoạt động đọc phải có mục đích, nội dung cụ thể, rõ ràng và phương thức phù hợp. Đọc phải là hoạt động chủ động, tích cực từ phía người đọc bởi người ta không thể đọc hiệu quả khi mắt không di chuyển và đầu óc mơ màng, không tập trung. Đọc một tác giả văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Giống như việc đọc nói chung, đọc tác giả văn học không chỉ dừng lại ở việc lấy thông tin mà còn phải hướng tới mục tiêu hiểu biết thêm về cuộc sống và vận dụng kiến thức văn học vào hoàn cảnh cụ thể của cá nhân. Theo Mo-tham-mơ J. Át-lơ (Mortimer J. Adler): "Khi ta đọc báo, tạp chí hay bất cứ loại tài liệu nào mà ta hoàn toàn hiểu được ngay bằng kĩ năng và trình độ của mình thì những điều đó có thể tăng thêm lượng thông tin cho chúng ta nhưng không thể cải thiện khả năng am hiểu vì mức độ hiểu của ta trước và sau khi đọc vẫn bằng nhau... Khi một người cố gắng đọc một thứ gì đó mà ban đầu họ không hiểu thấu đáo thì chính thứ đó sẽ làm tăng khả năng hiểu biết của người đọc. Nếu không có sự mất cân bằng trong chuyển tải vấn đề giữa tác giả và độc giả thì con người không bao giờ có thể học hỏi lẫn nhau.(1). Cho nên, đọc tác giả văn học thực sự phải là một quá trình nghiên cứu, khám phá, tìm hiểu về một thế giới còn bí ẩn với bao điều bổ ích, lí thú về cá tính, phong cách, tài năng, tư tưởng nghệ thuật,... của người viết; qua đó, vừa làm giàu thêm vốn hiểu biết, vừa phát triển phẩm chất, năng lực của người đọc trên cơ sở sự thấu cảm và ứng dụng.

Từ các quan điểm trên, có thể hiểu đọc tác giả văn học trước hết là đọc để biết thêm về các tác giả và tác phẩm trong đời sống văn học trong và ngoài nước, để bổ sung, cập nhật thông tin về văn học nói riêng và đời sống văn nghệ nói chung. Biết Nguyễn Du, Nam Cao, Lý Bạch, Lỗ Tấn, Sếch-xpia, Tôn-xtôi, Pu-skin, Huy-gô,... là ai, có những tác phẩm nào nổi tiếng cũng là một thước đo về hiểu biết văn hoá phổ thông đối với mỗi người trưởng thành, nhất là trong xu thế hội nhập, quốc tế hoá mạnh mẽ như hiện nay.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở mức độ đó, đọc tác giả văn học còn phải là đọc hiểu tư tưởng, quan niệm, suy nghĩ, thái độ,... của tác giả đó thông qua các sáng tác văn học, nhất là các tác phẩm tiêu biểu. Hãy đọc ví dụ sau:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Đọc một tác giả văn học là đọc ra khả năng, tài năng nghệ thuật của người viết, từ đó, thấy được thế mạnh, đóng góp riêng của mỗi cây bút. Chẳng hạn:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Đọc một tác giả văn học là nhận ra phẩm chất, nhân cách của người viết trong văn học và trên hết là nhân cách của một con người chân chính, có tầm vóc, tư tưởng lớn lao, là tấm gương để mọi người học tập. Trường hợp đọc tác giả Nguyễn Du sau đây là một ví dụ:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Đọc tác giả văn học là tìm hiểu, xác định, nhận diện một phong cách nghệ thuật, một cá tính sáng tạo. Chẳng hạn:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Từ những cá tính sáng tạo đó mà người đọc nhận ra sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của đời sống văn học, nhờ đó mà hiểu thêm về quy luật sáng tạo văn chương, điều mà Nam Cao đã từng phát biểu: “Văn chương không cần đến những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa). Ví dụ sau là kết quả đọc từng tác giả và sự khái quát của nhà phê bình Hoài Thanh:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Đọc tác giả văn học là đồng cảm, "đồng sáng tạo" với nhà văn, nhà thơ,... dựa trên văn bản tác phẩm. Lúc bấy giờ, tác phẩm văn học không chỉ trở thành điểm hẹn thẩm mĩ, cây cầu kết nối văn chương mà còn là không gian đồng điệu, "đồng thanh tương ứng", nơi người đọc và tác giả có thể "đồng ý, đồng tình, đồng chí” (Tố Hữu), nơi mà con chữ và các hình tượng nghệ thuật trở thành "vật liệu", "chất kích hoạt, xúc tác", "sự châm ngòi" cho những "cộng hưởng cảm xúc" giữa người đọc với người viết và là tiền đề cho sự thăng hoa, sáng tạo trong tiếp nhận văn chương. Theo nhà nghiên cứu Y-u-ri Bô-rép (Youri Borev): "Người đọc không chỉ đơn thuần là người có nhu cầu về các sản phẩm nghệ thuật, không chỉ là đối tượng của sự tác động tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. Người đọc là người cùng tham gia vào tiến trình sáng tạo để xây dựng ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật, người đồng sáng tạo, chủ thể thực hiện quá trình đọc như là một hành động sáng tạo có tính chất xây dựng.”(1). Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Văn nghệ, nhà thơ Tố Hữu đã nói: "Ai khen Nguyễn Du tài cũng rất đúng, nhưng tôi quý Nguyễn Du vì ông thương yêu con người. "Đau đớn thay phận đàn bà”, câu ấy có gì là "tài”? Vậy mà nghe xốn xang, nhức nhối! Đau đớn kia đâu có phải riêng phận đàn bà. Đàn bà xưa chỉ là điển hình đau khổ của con người. Người đàn ông đau khổ nào cũng gặp mình trong người đàn bà đau khổ đó.”(2). Đọc Ngô Tất Tố qua Tắt đèn, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ đồng cảm với tác giả ở khía cạnh nội dung tác phẩm: "Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị... Tối thật, tối quá lắm, sự sống đến như đời sống chị Dậu thì tối sầm cả mặt người đọc truyện hai mươi năm sau này." (3) mà còn mở ra các lớp nghĩa mới: "Tôi ngờ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị vào những ngày địch hậu o ép, chị tải thương binh hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở."(4). Thậm chí, ông còn đi từ liên tưởng: "Tôi không thể không liên tưởng tới một cuốn tiểu thuyết Nga của nhà tiểu thuyết hiện thực Gô-gôn (Gogol) cũng có đoạn nói đến những nông dân đã chết rồi mà vẫn chưa yên chỗ dưới mả đất."”(5) đến tưởng tượng sáng tạo: "Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu.”’(). Như vậy, "Đọc trước hết là phát hiện trong văn bản và từ văn bản một thế giới khác, những con người khác. Người đọc sống trong thế giới tưởng tượng của mình, xây dựng cho mình, thông qua tác phẩm, một xứ sở riêng. Đọc là một hoạt động tích cực, người đọc "nhập cuộc", "hoá thân" với những cảm xúc riêng của mình, những kỉ niệm, kí ức, khát vọng riêng."(1).

Tóm lại, đọc tác giả văn học hay rộng hơn là đọc văn học là một hoạt động trải nghiệm thẩm mĩ giàu ý nghĩa, đem lại nhiều lợi ích cho người đọc. Có thể mượn mấy câu thơ sau đây của Huy Cận về âm nhạc để nói về điều này:

Nhạc giúp ta mở thêm nghìn chiều rộng,

Nghìn chiều sâu nghe lắng cuộc đò̀i,

Âm thanh hay sức mạnh đất trò̀i!

Ô nhạc sĩ đã thức dậy trong tôi phần tôi sâu thẳm nhất

Để trò chuyện với tôi bằng những lời tôi giấu cất

Trong tận cùng xương tuỷ.

(Người bác sĩ)

2.2. Các bước đọc một tác giả văn học

a) Đọc ba đoạn trích thơ sau của Xuân Diệu và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

- Hãy tìm trong ba đoạn trích trên những dòng thơ, hình ảnh thơ cho thấy tình cảm nồng nàn, tha thiết, thậm chí đến mãnh liệt của Xuân Diệu với thiên nhiên, cảnh vật.

- Những dòng thơ nào giúp em thấy Xuân Diệu đã có cảm nhận tinh tế trước những rung động nhỏ bé, không dễ nhận ra của tạo vật?

- Các dòng thơ: "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, / Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng" (Đây mùa thu tới); "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng) thể hiện quan niệm nào của Xuân Diệu về cái đẹp? (Gợi ý: Tiêu chuẩn của cái đẹp thuộc về thiên nhiên hay con người?).

- Cả ba đoạn trích thơ trên đều có ít nhất một dòng thơ thể hiện cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu, cụ thể là biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Em hãy tìm các dòng thơ đó và chỉ ra biểu hiện nghệ thuật nêu trên.

- Hãy tìm và phân tích các dòng thơ trong ba đoạn trích trên cho thấy cảm nhận của Xuân Diệu về sự chảy trôi của thời gian.

- Từ các nội dung trả lời trên, em hãy thử rút ra nhận xét của mình về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu.

Trả lời:

- Những dòng thơ, hình ảnh thơ cho thấy tình cảm nồng nàn, tha thiết, thậm chí đến mãnh liệt của Xuân Diệu với thiên nhiên, cảnh vật:

+ Đoạn trích 1: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;" - "Đây mùa thu tới - mùa thu tới. / Với áo mơ phai dệt lá vàng." - "Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…Đã nghe rét mướt luồn trong gió..."

+ Đoạn trích 2: “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên” - “Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền” - “Ai hay tuy lặng bước thu êm….trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy”

+ Đoạn trích 3: “Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gío lại/ Cho hương đừng bay đi” - “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần;” - “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;/ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

-  Các dòng thơ: "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, / Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng" (Đây mùa thu tới); "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần" (Vội vàng) thể hiện quan niệm của Xuân Diệu về cái đẹp: không chỉ bám vào tiêu chuẩn con người, mà còn có thể xuất phát từ những trạng thái cảm xúc đa dạng và từ các yếu tố thiên nhiên, tạo nên một cái nhìn sâu sắc và tinh tế về sự đa dạng của cái đẹp.

- Cả ba đoạn trích thơ trên đều có ít nhất một dòng thơ thể hiện cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu, cụ thể là biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Các dòng thơ đó:

+ Đoạn trích 1: “Đã nghe rét mướt luồn trong gió…” .Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để làm sinh động và truyền cảm ý thơ, thay vì tác giả cảm nhận “rét mướt luồn trong gió” bằng thị giác thì ở đây, tác giả lại sử dụng thính giác “nghe”. Điều này thể hiện những rung cảm tinh tế, nhạy cảm của tác giả trước thiên nhiên, cảnh vật.Hình ảnh rét mướt thể hiện sự lạnh lẽo của mùa thu, tạo ra sự hỗn hào trong tâm trạng.

+ Đoạn trích 2: “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên”. Hình ảnh của “nhánh duyên” và “tiếng huyền”. Hình ảnh “nhánh duyên” là một hình ảnh thơ độc đáo. Duyên là thứ vô hình, nhưng nhánh duyên là thứ hữu hình và còn để cho nhà thơ gửi gắm mơ mộng thơ ca của mình vào nữa. Tiếng huyền được cảm nhận bằng thính giác nhưng nay được cảm nhận bằng trái tim qua từ “động” của tác giả. Nhờ có biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này mà hình ảnh thơ trở nên sinh động, biểu cảm, giúp tác giả thể hiện được tâm tư, tình cảm của chính mình.

+ Đoạn trích 3: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” . Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác được dùng rất linh hoạt từ xúc giác ”tuần tháng mật”, thính giác ”khúc tình si”, thị giác “ánh sáng chớp hàng mi”.

- Các dòng thơ trong ba đoạn trích trên cho thấy cảm nhận của Xuân Diệu về sự chảy trôi của thời gian:

+ Đoạn trích 1:

“Đây mùa thu tới - mùa thu tới/ Với áo mơ phai dệt lá vàng”:  Mùa thu đến với áo mơ phai dệt lá vàng tượng trưng cho sự thay đổi mà thời gian mang lại, như áo mơ mất đi vẻ đẹp màu sắc, và lá cây rơi thể hiện sự phai nhạt của thời gian.

“"Hơn một loài hoa đã rụng cành / Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh": Hình ảnh “loài hoa rụng cành” và “vườn sắc đỏ rũa màu xanh” thể hiện sự thay đổi trong thời gian, từ sự tươi sáng và đầy sức sống đến sự phai nhạt và mất đi.

"Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ... / Non xa khởi sự nhạt sương mờ...": Hình ảnh “nàng trăng tự ngẩn ngơ” và “non xa khởi sự nhạt sương mờ” thể hiện sự tản mạn và mất dần của thời gian, khiến những hình ảnh quen thuộc dần trở nên mờ mịt và xa vời.

+ Đoạn trích 2:

"Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,": Hình ảnh “chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên” tượng trưng cho mảng thời gian trôi qua một cách êm dịu và lãng mạn, như một bức tranh thơ tươi đẹp.

"Cây me ríu rít cặp chim chuyền.": “Cây me ríu rít” và “cặp chim chuyền” cho thấy sự hoạt động của thiên nhiên, tạo nên bức tranh sống động về thời gian đang diễn ra.

"Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,": Hình ảnh “đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” thể hiện sự biến đổi của thời gian khi ánh sáng chiếu qua các lá cây, tạo nên một không gian thay đổi và phong phú.

"Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.": “Thu đến” với âm thanh động “tiếng huyền” tạo nên một không gian thời gian rộng lớn và sâu sắc, thể hiện sự thay đổi của mùa thu và thời gian.

+ Đoạn trích 3: 

"Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất": Hình ảnh “tắt nắng” mang ý nghĩa muốn dừng lại, làm ngừng trôi của thời gian để giữ lại những thứ quý báu. Thể hiện mong muốn bám vào thời gian để không để mất đi sự tươi sáng, đẹp đẽ.

“Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi”: Sử dụng hình ảnh “buộc gió” để tượng trưng cho việc cố gắng kiểm soát, làm chậm lại những biến đổi.

"Của ong bướm này đây tuần tháng mật": Cảm nhận sự chuyển đổi nhanh chóng của thời gian thông qua việc đếm thời gian bằng tuần và tháng.

- Nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu: là một sự kết hợp tinh tế giữa sự tinh tế và sâu lắng trong biểu cảm. Những bài thơ của ông thường mang đậm tâm hồn và cảm xúc, tạo nên một dòng thơ dịu dàng, tinh tế mà đầy sức mạnh. Ông sử dụng ngôn ngữ mượt mà, tinh tế để thể hiện những tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn. Những từ ngữ được chọn lọc, hình ảnh được xây dựng tinh tế tạo nên những bức tranh thơ hấp dẫn, đầy sức quyến rũ.

b) Đọc hai văn bản sau và nêu suy nghĩ của em:

- Đồng tính/không đồng tình? Vì sao?

- Ý kiến khác?

- Các văn bản này giúp em hiểu thêm điều gì về nhà thơ Xuân Diệu? Liên hệ với kết quả đọc hiểu ở mục a).

(1) "Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết... Không cần phải là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi... Trong cảnh mùa thu rất quen thuộc với thi nhân Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới để ý đến "Những luồng run rẩy rung rinh lá"... Cũng chỉ Xuân Diệu mới tìm được nơi đồng quê cái cảnh "Mây biếc về đâu bay gấp gấp / Con cò trên ruộng cánh phân vân"..."(1) (Hoài Thanh).

(2) "Xuân Diệu, hơn bất cứ nhà thơ mới nào khác, không muốn hoà cái "tôi" của riêng mình vào trong cái biển đời vô danh, nhạt nhẽo "mờ mờ nhân ảnh". Cái "tôi" cá nhân phải được tồn tại một cách đầy ý nghĩa trong đời sống - đó là một lẽ sống, một lẽ phải mà Xuân Diệu kiên trì bảo vệ suốt cả đời mình, như là đấu tranh một bước phát triển đi lên của lịch sử tư tưởng dân tộc ta của thế kỉ này. Nhưng ý nghĩa nhân bản lớn của Xuân Diệu còn là ở chỗ ông muốn khẳng định cái "tôi" cá nhân ấy trong sự hoà hợp với đời. Con người ấy rất sợ cô độc và khát khao giao cảm với đời, coi đấy là niềm hạnh phúc tuyệt vời trên thế gian này. Nói Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu (tình yêu nam nữ) tất nhiên là đúng, nhưng có phần quá hạn hẹp, không khái quát được đầy đủ hồn thơ rộng mở của Xuân Diệu. Khái niệm giao cảm với đời ôm trùm toàn vẹn hơn...”(2) (Nguyễn Đăng Mạnh).

Trả lời:

c) Để đọc một tác giả văn học, cần tiến hành các bước sau:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

3. Thực hành đọc một số tác giả văn học

Bài tập thực hành 1 (trang 68 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Đọc tác giả Thạch Lam.

Gợi ý: Thực hiện theo các bước sau:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Trả lời:

HS thực hành đọc tài liệu liên quan đến tác giả Thạch Lam.

Bài tập thực hành 2 (trang 69 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Đọc tác giả Huy Cận.

Gợi ý:

- Xác định mục đích đọc.

- Tìm đọc những tác phẩm của Huy Cận (ví dụ: các tập thơ Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng,...).

- Đọc một số bài nghiên cứu về tác giả Huy Cận và tác phẩm của nhà thơ (ví dụ: các bài viết trong cuốn Huy Cận - Về tác gia và tác phẩm (Trần Khánh Thành, Lê Dục Tú tuyển chọn), hay bài viết của Hoài Thanh về Huy Cận trong Thi nhân Việt Nam,...).

- Rút ra nhận xét, đánh giá về tác giả Huy Cận và những bài học có ý nghĩa đối với bản thân.

Trả lời:

HS thực hành đọc tài liệu liên quan đến tác giả Huy Cận.

Câu hỏi 1 (trang 69 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trong các yêu cầu đọc tác giả văn học, em thấy yêu cầu nào cần chú ý nhất với cá nhân em? Vì sao?

Trả lời:

Trong các yêu cầu đọc tác giả văn học, em thấy yêu cầu về việc ghi chép, tóm tắt lại những nội dung về tác giả đó là cần chú ý nhất với cá nhân em, bởi việc ghi chép ngắn gọn những vẫn chính xác, đầy đủ thông tin một cách khoa học là luôn cần thiết, tránh đưa những thông tin không cần thiết.

Câu hỏi 2 (trang 69 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Hãy chỉ ra một/ một số phương tiện của việc đọc tác giả mà em tâm đắc qua một hoạt động đọc cụ thể của em.

Trả lời:

- Một số phương tiện của việc đọc tác giả mà em tâm đắc qua một hoạt động đọc cụ thể của em: hình ảnh, sơ đồ, ngôn ngữ.

Câu hỏi 3 (trang 69 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Dùng sơ đồ tái hiện các bước cần tiến hành để đọc một tác giả văn học. Ở mỗi bước, nêu một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Dựa theo sơ đồ trong SGK với các bước tương ứng, áp dụng vào tác giả Xuân Diệu, ta có sơ đồ như sau:

Soạn bài Yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Cánh diều

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 11 Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học hay khác:

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: