Thực hành 2 trang 22 Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo
Giải Chuyên đề Toán 11 Bài 4: Phép đối xứng tâm - Chân trời sáng tạo
Thực hành 2 trang 22 Chuyên đề Toán 11: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm ảnh qua ĐO của
a) điểm M(3; –4);
b) đường thẳng d: x – 3y + 6 = 0;
c) đường tròn (C): (x + 2)2 + (y – 1)2 = 4.
Lời giải:
a) Gọi M’ là ảnh của M qua ĐO.
Suy ra O là trung điểm của MM’ với M(3; –4).
Do đó
Vậy M’(–3; 4).
b) • Chọn A(0; 2) ∈ d: x – 3y + 6 = 0.
Gọi A’là ảnh của A qua ĐO.
Suy ra O là trung điểm của AA’ với A(0; 2)
Do đó
Vì vậy A’(0; –2).
• Đường thẳng d: x – 3y + 6 = 0 có vectơ pháp tuyến .
Gọi d’ là ảnh của d qua ĐO.
Suy ra d’ song song hoặc trùng với d, nên d’ nhận vectơ pháp tuyến của d là làm vectơ pháp tuyến.
Vậy đường thẳng d’ đi qua A’(0; –2) và nhận làm vectơ pháp tuyến nên có phương trình là:
1(x – 0) – 3(y + 2) = 0 hay x – 3y – 6 = 0.
c) Đường tròn (C): (x + 2)2 + (y – 1)2 = 4 có tâm I(–2; 1), bán kính R = 2.
Gọi (C’) là ảnh của (C) qua ĐO nên (C’) có tâm là ảnh của I(–2; 1) và có bán kính R’ = R = 2.
Gọi I’= ĐO(I).
Suy ra O là trung điểm II’.
Do đó
Vì vậy tọa độ I’(2; –1).
Vậy đường tròn (C’) là ảnh của (C) qua ĐO, có tâm I’(2; –1) và R’ = 2 nên có phương trình là:
(x – 2)2 + (y + 1)2 = 4.
Lời giải Chuyên đề Toán 11 Bài 4: Phép đối xứng tâm hay, chi tiết khác:
Khởi động trang 20 Chuyên đề Toán 11: Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng? ....
Vận dụng 1 trang 21 Chuyên đề Toán 11: Tìm phép đối xứng tâm biến mỗi hình sau thành chính nó ....