X

Công nghệ 11 Cánh diều

Giải Công nghệ 11 trang 44 Cánh diều | Công nghệ chăn nuôi 11


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Công nghệ 11 trang 44 trong Ôn tập chủ đề 2: Công nghệ giống vật nuôi Công nghệ lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Công nghệ 11 trang 44.

Giải Công nghệ 11 trang 44 Cánh diều | Công nghệ chăn nuôi 11

Câu hỏi 1 trang 44 Công nghệ 11: Giống vật nuôi là gì? Hãy trình bày vai trò của giống vật nuôi và cho ví dụ minh họa.

Lời giải:

- Giống vật nuôi: là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

- Vai trò của giống vật nuôi: 

- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

- Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 

- Ví dụ minh họa: Giống lợn Landrace có tỉ lệ thịt nạc cao trong khi đó lợn Ỉ lại có tỉ lệ nạc thấp, tỉ lệ mỡ cao.

Câu hỏi 2 trang 44 Công nghệ 11: Thế nào là chọn giống vật nuôi? Hãy nêu vai trò của chọn giống

Lời giải:

- Chọn giống vật nuôi: là xác định và chọn những con vật nuôi có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều tính trạng mong muốn để làm giống.

- Vai trò của chọn giống vật nuôi: là chọn ra những con vật ưu tú từ đó cải thiện được năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau

Câu hỏi 3 trang 44 Công nghệ 11: Khi chọn giống vật nuôi, người ta không dựa vào chỉ tiêu nào sau đây?

A. Ngoại hình, thể chất

B. Khả năng sinh trưởng và phát dục

C. Năng suất, chất lượng sản phẩm

D. Giá thị trường

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi chọn giống vật nuôi, người ta không dựa vào chỉ tiêu giá thị trường.

Câu hỏi 4 trang 44 Công nghệ 11: Hãy phân biệt các phương pháp chọn giống vật nuôi

Lời giải:

Các phương pháp chọn giống vật nuôi:

Nội dung so sánh

Phương pháp chọn lọc

Hàng loạt

Cá thể

Đối tượng chọn lọc

Toàn bộ nhóm đối tượng 

Từng cá thể trong một nhóm đối tượng 

Điều kiện chọn lọc

Theo dõi định kì

Theo dõi tại trung tâm

Cách thức tiến hành

Chọn lọc tổ tiên

1. Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu chọn lọc

2. Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất sữa, trứng,... của đàn vật nuôi để lựa chọn

3. Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống

Xem xét các đời tổ tiên của vật nuôi có tốt hay không và từ đó dự đoán được phẩm chất sẽ có ở đời sau.

Chọn lọc cá thể

Để phát huy tốt tiềm năng di truyền của vật nuôi thì chúng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc.

Kiểm tra đời con

Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho dời sau. Căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không.

Hiệu quả chọn lọc

Độ chính xác không cao

Độ chính xác cao 

Thời gian chọn lọc

Thời gian ngắn

Cần nhiều thời gian 

Câu hỏi 5 trang 44 Công nghệ 11: Hãy trình bày một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi.

Lời giải:

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi:

- Chọn lọc có hỗ trợ của chỉ thị phân tử

- Chọn lọc bằng bộ gene

Câu hỏi 6 trang 44 Công nghệ 11: Thế nào là nhân giống vật nuôi? Hãy nêu ý nghĩa của nhân giống vật nuôi

Lời giải:

- Nhân giống vật nuôi: là cho giao phối con đực và con cái với nhau nhằm tạo ra đời sau có năng suất và chất lượng tốt.

- Ý nghĩa của nhân giống vật nuôi:

+ Giúp nhân đàn, tăng số lượng vật nuôi.

+ Giúp ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, tăng năng suất sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Câu hỏi 7 trang 44 Công nghệ 11: Hãy phân biệt các phương pháp nhân giống vật nuôi

Lời giải:

Phân biệt các phương pháp nhân giống vật nuôi:

 

Nhân giống thuần chủng

Lai giống

Khái niệm

Nhân giống thuần chủng là phương pháp dùng những cá thể đực và cá thể cái của cùng một giống cho giao phối với nhau để tạo ra thế hệ con chỉ mang những đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất.

Lai giống là cho giao phối con đực với con cái khác giống nhằm tạo ra con lai mang những đặc điểm di truyền mới tốt hơn bố mẹ

Mục đích

- Tăng số lượng cá thể của giống

- Bảo tồn quỹ gene vật nuôi bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng

- Duy trì và cải tiến năng suất và chất lượng của giống

Tạo được ưu thế lai từ đó làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi

Câu hỏi 8 trang 44 Công nghệ 11: Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của các phương pháp lai giống.

Lời giải:

Những đặc điểm cơ bản của các phương pháp lai giống:

- Khái niệm: Lai giống là cho giao phối con đực với con cái khác giống nhằm tạo ra con lai mang những đặc điểm di truyền mới tốt hơn bố mẹ

- Mục đích của lai giống: tạo được ưu thế lai từ đó làm tăng sức sống, khả năng sản xuất ở đời con, nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi

- Một số phương pháp lai giống:

+ Lai kinh tế

+ Lai cải tiến

+ Lai cải tạo

+ Lai xa

Câu hỏi 9 trang 44 Công nghệ 11: Phương pháp nào dưới đây không phải là ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi?

A. Lai kinh tế

B. Thụ tinh nhân tạo

C. Thụ tinh trong ống nghiệm

D. Cấy truyền phôi

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phương pháp không phải là ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi là: lai kinh tế.

Câu hỏi 10 trang 44 Công nghệ 11: Hãy tìm hiểu những giống vật nuôi đang được nuôi ở địa phương em. Với mỗi giống vật nuôi, hãy quan sát và hỏi người thân hoặc những người chăn nuôi xung quanh để trả lời những nội dung sau:

A. Hãy nêu nguồn gốc của giống vật nuôi

B. Giống vật nuôi đó được sử dụng với mục đích gì?

C. Hãy nêu một số đặc điểm ngoại hình phù hợp với hướng sản xuất của vật nuôi.

D. Hoạt động chọn lọc và nhân giống vật nuôi có diễn ra hay không? Hãy mô tả hoạt động đó.

E. Hãy nhận xét và nêu đề xuất của em cho hoạt động chăn nuôi.

Lời giải:

Em tìm hiểu về Gà Ri:

A. Gà ri là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng, được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung.

B. Giống gà Ri được sử dụng để lấy trứng và sản xuất thịt.

C. Đặc điểm ngoại hình của gà Ri phù hợp với hướng sản xuất là có thân hình to và thịt đậm đặc, cổ dài và mảnh, mỏ và chân màu vàng nâu, đuôi lông dài và cánh lớn, màu lông chủ yếu là màu đỏ.

D. Hoạt động chọn lọc và nhân giống vật nuôi gà Ri diễn ra thông qua việc chọn lựa những con gà có các đặc tính tốt nhất để lai tạo, như độ năng suất cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chịu đựng bệnh tốt và khả năng thích nghi với môi trường chăn nuôi. Những con gà được chọn làm cha mẹ lai được ghép lại để tạo ra những giống gà Ri lai mới với đặc tính tốt hơn.

E. Gà Ri là một giống gà có tiềm năng lớn cho hoạt động chăn nuôi, vì nó có tốc độ tăng trưởng nhanh và khả năng chịu đựng bệnh tốt. Tuy nhiên, việc chọn lọc và nhân giống vật nuôi cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo sức khỏe và chất lượng của giống gà Ri, đồng thời cần có quy trình chăn nuôi và quản lý chặt chẽ để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: